Thần đồng 16 tuổi chữa được bệnh Alzheimer và ung thư: Bạn bao nhiêu tuổi không quan trọng, điều quan trọng là ý tưởng
Thiếu niên Krtin Nithiyanandam đã tạo ra một hệ thống cảnh báo sớm bệnh Alzheimer khi mới chỉ 15 tuổi.
Hãy nhớ lại xem bạn đã làm những gì khi ở độ tuổi 15, có lẽ đang ngày đêm miệt mài để có được tấm bằng tốt nghiệp trung học? Trong khi đó, cậu thiếu niên Krtin Nithiyanandam đến từ Anh đã có một cuộc thử nghiệm về bệnh Alzheimer – cho phép tình trạng bệnh được chẩn đoán 10 năm trước khi những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
Kháng thể “con ngựa thành Tơ-roa” này có thể xâm nhập vào não bộ và tấn công các protein gây độc thần kinh ngay trong giai đoạn đầu tiên của căn bệnh.
Nhưng làm thế nào để Krtin Nithiyanandam làm được điều này khi mới chỉ là một thiếu niên? Cậu cho rằng khoa học phức tạp đôi khi lại bắt nguồn từ sự tiếp cận đơn giản. Trên thực tế, sự tiếp cận vào các trang thiết bị và tiến được vào các phòng thí nghiệm mới là một thử thách khó hơn.
“Khoa học không giống như những gì mà chúng ta được dạy ở trường. Không ai từng làm bất cứ điều gì chỉ bằng cách kể lại những sự việc giống nhau 100 lần” – Krtin chia sẻ tại hội thảo WIRED Next Generation.
Krtin Nithiyanandam đã phải gửi 54 email đến các phòng thí nghiệm chuyên nghiệp trước khi nhận được một câu trả lời duy nhất: “Khoa học không phải là việc bạn bao nhiêu tuổi, điều quan trọng là ý tưởng của bạn”
“Sinh viên chúng ta phải có khả năng để thay đổi thế giới. Có 1,2 tỷ người trẻ tuổi trên toàn thế giới, nếu chỉ cần 1% của 1,2 tỷ người này làm một việc gì đó, thì sẽ có 12 triệu ý tưởng mang lại cho cuộc sống" - chàng trai trẻ cho biết.
Những ý tưởng của Krtin Nithiyanandam đang giành được rất nhiều sự ủng hộ. Cuộc thử nghiệm về bệnh Alzheimer của anh rất hiệu quả và có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm bệnh Alzheimer.
Năm 2015, anh đã giành được Giải thưởng “Người cải cách khoa học nước Mỹ” thông qua hội chợ khoa học hàng năm của Google.
“Những lợi ích chủ yếu trong cuộc thử nghiệm của tôi là nó có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh Alzheimer trước khi các triệu chứng bắt đầu có những thay đổi sinh lý, một vài sự thay đổi có thể diễn ra trong một thập kỷ trước khi các triệu chứng trở nên phổ biến” – Krtin chia sẻ trên tờ The Daily Telegraph .
Kể từ khi phát triển đưa ra nghiên cứu này, cậu thiếu niên đã tham gia chia sẻ trên TED talks và hiện đang chuyển sang nghiên cứu một vấn đề lớn hơn: Ung thư.
Bước sang tuổi 16, Krtin Nithiyanandam đã nghĩ ra một cách để điều trị bệnh ung thu. Cách tiếp cận của chàng trai trẻ là không tác động trực tiếp vào căn bệnh ung thư mà “tìm một cách để biến ung thư thành một loại bệnh khác có khả năng điều trị hoàn toàn”. Điều này có nghĩa là những loại biến thể khác của ung thư có thể được điều trị.
Bên cạnh đó, thần đồng 16 tuổi này cũng tìm ra một cách để ngăn chặn các gen sản xuất ra làm tắc nghẽn các protein ID4, giúp cho căn bệnh ung thư tiến vào giai đoạn ít nguy hiểm hơn.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời