Thắng đội tuyển Đức, người dân Mexico ăn mừng gây ra cả động đất. Đây là giải thích khoa học đằng sau cơn địa chấn này
Người dân Mexico đã thực sự làm nên kì tích! Hai kì tích chỉ trong vòng một ngày!
- Hàng nghìn người hâm mộ bóng đá ở Trung Quốc trở thành nạn nhân của vé World Cup giả mạo
- Chuyện lạ World Cup: Động đất xảy ra ở Mexico chỉ vì fan nhảy lên ăn mừng bàn vào lưới tuyển Đức
- Sau khi mô phỏng giải đấu 100.000 lần, công nghệ Machine Learning đã dự đoán được nhà vô địch World Cup năm nay
- Giải ngố về VAR, công nghệ Video Hỗ trợ Trọng tài tại World Cup 2018 khiến không cầu thủ nào có thể chơi xấu được nữa
- Khoảng cách địa lý chính là yếu tố quan trọng quyết định đội tuyển nào sẽ vô định World Cup 2018
Thời điểm hiện tại, người đân Mexico chắc chắn vẫn đang lâng lâng với chiến thắng của đội tuyển nhà trước đương kim vô địch thế giới Đức. Cách đây chục tiếng tiếng đồng hồ, những cổ động viên nhiệt thành từ khắp mọi nơi trên đất nước Trung Mỹ này đã đổ ra đường ăn mừng, hô vang "Mexico, Mexico" trên mọi nẻo đường, vẫy cờ hoa khắp chốn.
Và theo số đo hiện trên cảm biến địa chấn tại đất nước xinh đẹp này, màn ăn mừng chiến thắng đầu tiên của đội tuyển Mexico tại giải World Cup đã gây ra một trận động đất.
Hình ảnh do ban Đo đạc địa chất tại Mexico đăng tải trên Twitter.
Nghe thì có vẻ hư cấu, nhưng sự thực thì người dân Mexico đã làm được "kì tích" này. Tôi đang không nói tới chiến thắng 1-0 trước đội tuyển Đức, tôi đang nói tới trận động đất nhân tạo mà màn ăn mừng cuồng nhiệt đã tạo ra. Dù vậy, cả hai sự việc này đều có một điểm chung, chúng đều là những cơn địa chấn thực thụ.
Trong quá khứ, đã có những bài thử cho thấy con người chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra động đất. Anh chàng Greg Foot, một YouTuber yêu thích khoa học đã từng đại diện cho đài BBC tới một festival ngoài trời mà tại đó, anh đã yêu cầu những người tham dự sự kiện cùng nhảy lên không và đáp đất cùng lúc để đo đạc xem có thể có chuyện gì xảy ra.
Những người tham gia festival kể trên.
Bài thử đã thành công mỹ mãn: cách festival 1,5 km, nhà khoa học địa chất Paul Denton đặt thiết bị đo đã phát hiện ra một cơn địa chấn 0,6 độ richter, gây ra bởi 50.000 người tham dự lễ hội. Họ đã cùng nhảy lên và đáp đất cùng lúc, gây ra ảnh hưởng dù có, nhưng chỉ là rất nhỏ.
Cơn địa chấn gây ra bởi 50.000 người.
Trước bài thử nghiệm này của BBC, kênh YouTube khoa học nổi tiếng Vsauce đã có một video rất hay về sự việc này. Trước tiên, anh Michael Stevens, khuôn mặt đại diện của Vsauce tính được ra rằng nếu hơn 7 tỉ người trên Trái Đất mà đứng cạnh nhau, vai kề vai, thì sẽ đứng vừa luôn thành phố Hải Phòng (phép so sánh đã được đổi chút để các bạn dễ hình dung).
Nếu từng đó người đều tập trung lại một điểm, và quyết định nhảy thì sao nhỉ? Đáng buồn là chẳng có gì nhiều xảy ra đâu. Khối lượng của con người chúng ta mang ra so sánh với khối lượng Trái Đất thì quả là quá chênh lệch.
Phó giáo sư vật lý Rhett Allain tại Đại học Đông Nam Louisiana đã có phép tính để xem chuyện gì sẽ xảy ra. Với 7 tỉ người, cân nặng trung bình là 50 kg/người nhảy chính xác cùng một lúc lên bề mặt Trái Đất nặng 6.000.000.000.000.000.000.000.000 kg = 6 nghìn tỉ tỉ tấn, cùng nhảy một lúc thì ta sẽ đẩy được Trái Đất đi với khoảng cách 1/100 chiều rộng của một nguyên tử Hydro.
Vậy một cơn động đất nhân tạo như vậy có thể ảnh hưởng gì tới Trái Đất không?
Câu trả lời là không. Con người chúng ta quá nhỏ bé để mà gây ra tác động tới Trái Đất. Có thể, hành động ăn mừng, hay cụ thể hơn là nhún nhảy liên tục có thể gây ra được một cơn địa chấn nhỏ. Nhưng đó chỉ là ảnh hưởng lên lớp vỏ bề mặt Trái Đất, trong một phạm vi rất nhỏ thôi.
Để có thể gây ảnh hưởng lên Trái Đất, cần tới một sự kiện địa lý khổng lồ hơn nhiều.
Trái Đất quay với vận tốc 460 mét mỗi giây, và cũng giống như bất kì vật thể tự xoay quanh trục của mình nào, ở tâm xoay càng nặng, vận tốc xoay sẽ càng nhanh. Nếu như tâm Trái Đất nặng hơn, tốc độ xoay sẽ nhanh hơn và một ngày sẽ chậm đi nhiều.
Ví dụ dễ thấy nhất là trận động đất tại Nhật Bản năm 2011 đã đưa một lượng lớn khối lượng xuống tâm Trái Đất, khiến cho một ngày trên Trái Đất chậm lại 0,0000018 giây. Một con số không lớn, nhưng đủ để cho ta thấy cơn địa chấn kinh hoàng tại Nhật Bản đã gây ra thiệt hại đáng sợ nhường nào.
Vậy nên, fan bóng đá toàn thế giới cứ việc ăn mừng nhé! Vòng chung kết World Cup 2018 mới chỉ bắt đầu thôi, sẽ còn nhiều bất ngờ, nhiều màn ăn mừng và nhiều cơn địa chấn – cả nghĩa đen và nghĩa bóng – trước mắt nữa.
Chúng ta mong ngóng từng ngày chờ trận đấu tiếp theo. Fan bóng đá của những nước tham dự World Cup chờ từng giờ để phá vỡ kỉ lục "ăn mừng rung chuyển cả trời đất" của người dân Mexico.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao cây cối gãy đổ ngổn ngang sau bão Yagi, chỉ riêng cây cau là đứng vững?
Cau có thể tồn tại ở các quốc gia giáp Thái Bình Dương, từ kỷ Phấn trắng cho tới ngày nay, bởi tiến hóa đã trang bị cho loài cây này những đặc tính để đứng kiên cường trong gió bão.
Loài cá 50 triệu năm tuổi này đã khiến các nhà khoa học bối rối trong suốt 200 năm!