Thanh niên 17 tuổi phát hiện ra hành tinh mới rất đặc biệt khi đang thực tập tại NASA
Chúng ta có một nhà thiên văn học tương lai đây rồi!
- NASA công bố tàu thăm dò mới: phóng vào tháng Bảy năm sau, chưa có tên nhưng đã có trách nhiệm nặng nề - làm sứ mệnh tiền đề cho con người lên Sao Hỏa
- NASA yêu cầu phi hành gia thử châm lửa trên trạm vũ trụ ISS: Nghe có vẻ nguy hiểm nhưng hoàn toàn không phải nghịch để cho vui
- Cựu khoa học gia của NASA tuyên bố tìm thấy côn trùng sống trên Sao Hỏa
- NASA biến phân người thành thức ăn cho phi hành gia
- Kỹ sư NASA tuyên bố Động cơ Xoắn ốc của mình có thể đạt tới 99% vận tốc ánh sáng, sự thật thế nào?
Chàng trai Wolf Cukier năm nay mới 17 tuổi, được trao cơ hội ít bạn trẻ có thể có: được thực tập tại Trung tâm Du hành Không gian Goddard NASA đặt tại Greenbelt, Maryland. Em được giao nhiệm vụ kiểm tra dữ liệu về độ sáng của sao, là một phần dữ liệu thu được từ Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Bay ngang (TESS) - hệ thống kính viễn vọng chuyên dùng để tìm ngoại hành tinh - hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.
Bằng khả năng của mình, Wolf Cukier thực hiện được cả việc ít bạn trẻ có thể làm: khi đang quan sát một hệ sao cách xa Trái Đất 1.300 năm ánh sáng, em phát hiện ra một chấm đen nằm gần một trong những ngôi sao có trong hệ.
Hóa ra chấm đen đó là một hành tinh lớn hơn Trái Đất 6,9 lần, một hành tinh quay quanh hai ngôi sao, có tên khoa học là "circumbinary planet."
“Em ghi lại rất nhiều điều thấy được trong lượng dữ liệu được giao cho, phát hiện ra nhiều điểm khác lạ của hệ sao đôi này,” Cukier nói. “Và khi em phát hiện ra điểm đen, em ngay lập tức đánh 10 dấu sao vào [cho nhớ].”
Khi đưa phát hiện của mình cho người hướng dẫn nghiên cứu, em đã có cơ hội nghiên cứu với hàng loạt các nhà khoa học khác suốt vài tuần; họ nỗ lực chứng minh giả thuyết về hành tinh đang quay quanh hệ sao đôi kia là thật. NASA nói rằng phát hiện của em Cukier là rất hiếm, bởi lẽ rất khó để nhận ra được hành tinh quay quanh hai hệ sao trên Vũ trụ vô tận, trừ khi mặt trời ở nơi xa trải qua giai đoạn giảm ánh sáng phát ra (do hành tinh bay ngang nó).
Hệ sao kia có tên gọi TOI 1338, sở hữu hai ngôi sao có kích cỡ khác nhau: một ngôi to hơn Mặt Trời của chúng ta 10%, một thì bằng 30% khối lượng Mặt Trời thôi. Mất 15 ngày để chúng hoàn thành một quỹ đạo quanh nhau, thời gian ngắn nên việc phát hiện ra thời điểm hành tinh mà em Cukier phát hiện ra (đang được tạm gọi là TOI 1338-b) là rất khó.
Phát hiện của em Cukier và một loạt nghiên cứu của các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của TOI 1338-b, và cũng đánh dấu mốc lần đầu tiên hệ thống TESS phát hiện ra được một hành tinh quay quanh hệ sao đôi. Nhóm nghiên cứu, có cả em Cukier trong đó, đang tiến hành những bước cuối cùng để xuất bản báo cáo khoa học.
Em Cukier nói rằng mình sẽ tiếp tục đào sâu tìm hiểu ngành thiên văn học, và sẽ liên lạc thường xuyên với các giáo sư NASA đã chỉ bảo mình suốt thời gian thực tập. Chắc chắn Wolf Cukier sẽ là một ngôi sao sáng tại NASA, với con đường nghiên cứu rộng mở trước mắt.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android