Thay vì "nhà chọc trời", trụ sở mới của Google ở London sẽ là "nhà chọc đất"

    KON,  

    Khi hoàn thiện, trụ sở mới của Google ở London sẽ có độ dài lớn hơn cả chiều cao của toà Shard - toà nhà chọc trời cao nhất ở Anh. Toà nhà Shard có chiều cao 1.016 feet (310 mét). Trụ sở London của Google cũng sẽ có kích thước tương tự, nhưng đặt nằm ngang, với chiều dài 1.100 feet (335 mét).

    Các kiến trúc sư của toà nhà - Tập đoàn Bjarke Ingels và Heatherwick Studios - gọi nó là "toà nhà chọc đất" (nguyên gốc: "landscraper"), có nghĩa là đa phần kích thước của nó sẽ là theo chiều ngang chứ không phải theo chiều dọc.

     Ảnh mô hình toà nhà trụ sở của Google ở London

    Ảnh mô hình toà nhà trụ sở của Google ở London

    Toà nhà chọc đất của Google có thể sẽ là toà nhà đầu tiên được xây theo kiểu này. Tuy nhiên, nhà chủ nghĩa tương lai Amy Webb kỳ vọng là các toà nhà chọc đất kiểu này sẽ trở thành xu thế chủ đạo trong 20 năm tới tại Mỹ.

    Webb, người xác định xu thế kinh tế xã hội, địa chính trị và các xu thế kinh doanh, đã dựa trên những số liệu cụ thể và cho biết: "Những toà nhà chọc đất sẽ tạo ra những dấu chân mới trong thành phố mà chúng ta chưa từng được thấy ở Mỹ, và có thể khiến cuộc sống của chúng ta dễ dàng và thực tế hơn."

    Đây là những gì chúng ta có thể trông đợi từ các toà nhà chọc đất trong tương lai:

    Sẽ có bốn xu thế lớn cho các toà nhà chọc đất, Webb cho hay.

     Ảnh mô hình toà nhà trụ sở của Google ở London

    Ảnh mô hình toà nhà trụ sở của Google ở London

    Xu thế thứ nhất là những khu vực đông dân nhất của Mỹ, như New York và San Francisco, sẽ di dân đến những khu ít dân hơn, như Austin, Texas và Phoenix, Arizona. Webb dự kiến là các toà nhà chọc đất sẽ phổ biến trong các khu đô thị mới với sự giãn nở nhiều hơn, vì sẽ có nhiều đất hơn để xây chúng.

     Ảnh mô hình toà nhà trụ sở của Google ở London

    Ảnh mô hình toà nhà trụ sở của Google ở London

     Ảnh mô hình toà nhà trụ sở của Google ở London

    Ảnh mô hình toà nhà trụ sở của Google ở London

    Các tiến bộ trong công nghệ thang máy cũng đang giúp cho việc di chuyển trong các toà nhà chọc đất trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Vào tháng 6 vừa rồi, nhà sản xuất Thyssenkrup người Đức đã công bố là họ đã chế tạo được thang máy không dây vừa có thể di chuyển lên xuống, vừa có thể di chuyển ngang.

    Ngoài ra, các nhà sáng chế và các công ty công nghệ đang đổ tiền bạc vào công nghệ máy bay không người lái, đặc biệt là cho việc vận chuyển hàng hoá. Amazon đã hé lộ kế hoạch chuyển hàng bằng drone vào đầu năm nay.

    Trong các năm tới, Webb mong đợi rằng các drone vận chuyển hàng hoá sẽ bay ngập trời. Để đối phó với việc này, các chính quyền địa phương rất có thể sẽ phải điều hành đường bay, và có thể sẽ phải ra hạn chiều cao cho các toà nhà.

    "Chúng ta sẽ có nhiều vật thể bay trên đầu chúng ta," cô cho hay. "Chúng ta sẽ có những giao lộ vô hình trên bầu trời."

    Và cuối cùng, các hiện tượng thời tiết do thay đổi khí hậu tạo nên như lốc xoáy đang ngày càng diễn ra thường xuyên và gây thiệt hại nhiều. Trong tương lai, việc xây các toà nhà cao tầng sẽ trở nên cực kì nguy hiểm.

    Dự kiến bắt đầu công trình vào năm 2018, toà nhà chọc đất 11 tầng của Google sẽ rộng đến 93 ngàn mét vuông và sẽ chứa 700 nhân viên của Google khi hoàn tất.

    Tham khảo Business Insider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ