Thế giới chúng ta sẽ như thế nào vào năm 2045?

    Ryankog,  

    Theo DARPA, thế giới 2045 sẽ vô cùng khác biệt so với bây giờ.

    Dự đoán tương lai là một việc đầy thách thức và gần như không có gì đảm bảo được mức độ chính xác, nhưng ít nhất khi nói đến những tiến bộ về mặt công nghệ, các chuyên gia làm việc tại cơ quan nghiên cứu của Lầu Năm Góc là những người có thể cho chúng ra biết thông tin tốt nhất.

    Được thành lập vào năm 1958, DARPA (Defense Advanced Research Project Agency – Cơ quan nghiên cứu các dự án phòng thủ tiên tiến của Mỹ) là cơ quan đứng sau nhiều sáng kiến công nghệ quan trọng trong quân đội, và nhiều trong số đó đã được đưa vào đời sống hàng ngày của người dân. Rất nhiều thứ mà bạn sử dụng mỗi ngày, ví dụ như công nghệ robot tiên tiến, hệ thống định vị, và cả Internet đều xuất phát từ DARPA.

    Vậy theo như các chuyên gia tại đây, thế giới vào năm 2045 sẽ như thế nào?

    Có khả năng rất cao là robot và công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ đi vào rất nhiều ngành công nghiệp quan trọng và thay thế một số vị trí của con người, những chiếc drone sẽ chuyển từ mục đích quân sự sang có mặt trên thị trường dân dụng, và xe tự hành sẽ giúp các chuyến đi của bạn trở nên thoải mái hơn.

    Nhưng các nhà khoa học tại DARPA có những ý tưởng “cao siêu” hơn rất nhiều. Trong video “Forward to the Future” được quay vào năm ngoái, ba nhà nghiên cứu đã dự đoán những gì họ cho là có thể xảy ra trong 30 năm tới.

    Tiến sĩ Justin Sanchez, một nhà thần kinh học và là giám đốc của văn phòng Công nghệ Sinh học DARPA, tin rằng trong tương lai, chúng ta có thể kiểm soát các thứ chỉ đơn giản bằng các dùng ý nghĩ của mình.

    “Hãy tưởng tượng một thế giới mà bạn có thể sử dụng suy nghĩ của mình để kiểm soát môi trường xung quanh”, Sanchez nói.

    “Hãy nghĩ về chuyện mình có thể điều khiển nhiều thứ trong nhà chỉ bằng tín hiệu não bộ, hay có thể giao tiếp với bạn bè và gia đình chỉ bằng cách sử dụng hoạt động thần kinh từ não bộ của bạn”.

    Theo Sanchez, DARPA đang nghiên cứu mảng công nghệ thần kinh và có thể giúp những điều nói trên thành sự thật. Hiện tại, đã có một số ví dụ cho những công nghệ thần kinh tương lai như cấy ghép não để kiểm soát tay giả.

    Chỉ cách đây không lâu, DARPA đã thử nghiệm công nghệ tuyệt vời này lần đầu tiên và giúp cho một người bị liệt có lại được xúc giác của mình thông qua việc cấy ghép não, người đàn ông này đã cho biết rằng cảm giác “như chính bàn tay mình được chạm vào”

    Trong tương lai, không chỉ có cấy ghép não, mà nhiều thứ thú vị khác có thể thay đổi môi trường sống xung quanh chúng ta, Stefanie Tompkins, một nhà địa chất học và giám đốc Văn phòng Khoa hoc Quốc phòng của DARPA cho biết.

    Tompkins nghĩ rằng chúng ta có thể xây được những tòa nhà cực kỳ cứng cáp như đồng thời cũng rất nhẹ. Như một tòa nhà chọc trời vững chắc như sắt thép nhưng lại nhẹ như sợi carbon.

    “Trong 30 tới, tôi có thể tưởng tượng ra một thế giới mà chúng ta không thể phân biệt được các vật chất xung quanh mình nữa”, bà cho biết.

    “Tôi nghĩ trong năm 2045 chúng ta sẽ thành lập những mối quan hệ rất khác biệt với các cỗ máy xung quanh mình”, Pam Melroy, một kỹ sư hàng không vũ trụ, cựu phi hành gia và giờ đây đang là một phó giám đốc tại Văn phòng Kỹ thuật Chiến lược của DARPA, cho biết.

    “Tôi cho rằng chúng ta sẽ đi đến thời đại mà mình có thể chỉ cần nói hoặc nhấn một nút để tương tác với một cỗ mày và hoàn tất công việc một cách thông minh hơn, thay vì dùng bàn phím hay hệ thống nhận dạng giọng nói thô sơ”.

    Cô nói thêm: “Ví dụ, hiện tai, để chuẩn bị hạ cánh một máy bay có rất nhiều bước phải mà bạn phải sẵn sàng, từ chuyển hướng, thoát chế độ hành trình, thiết lập các bộ phận. Tất cả các bước phải được thực hiện đúng trình tự”.

    Thay vào đó, Melroy cho rằng việc hạ cánh máy bay trong tương lai chỉ đơn giản là phi công nói với hệ thống trợ lái: “Chuẩn bị hạ cánh”.

    Trong năm 2045, phi công chỉ cần nói vài từ đó và máy tính sẽ hiểu những bước phức tạp mà nó cần làm để thực hiện tác vụ.

    Hoặc thậm chí, trong những máy bay thông minh, ngay cả phi công cũng không cần thiết nữa.

    “Thế giới của chúng ta sẽ đầy những ví dụ về việc ta có thể giao tiếp trực tiếp ý định của mình (với trí thông minh nhân tạo) và có những kết quả rất phức tạp thông qua việc phối hợp cùng nhau”, cô nói.

    Tham khảo: ScienceAlert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ