Thế giới Game of Thrones khi không có kỹ xảo điện ảnh trông như thế nào?
Trang Fanpage chính thức của Game of Thrones trên Facebook đã đăng tải một đoạn video đằng sau hậu trường rất đáng kinh ngạc.
Một đoạn video thể hiện những công tác hậu trường của loạt phim Game of Thrones đã được Fanpage chính thức trên Facebook của loạt phim này đăng tải.
Đoàn làm phim Game of Thrones sử dụng những hình ảnh thật và kết hợp nó với những hiệu ứng điện tử để tạo ra những vùng đất như King’s Landing hoặc Braavos.
Đoạn video dài 5 phút tái hiện lại cho chúng ta thấy một số các khoảnh khắc ấn tượng nhất từ season trước và sẽ làm chúng ta thổn thức chờ đợi season 6 ra mắt trong 2 tuần tới.
King’s Landing, vùng đất của Iron Throne, thực chất lại là phiên bản mô phỏng sáng tạo một thành phố ven biển tại Croatia có tên là Dubrovnik.
Tòa nhà The Great Srpt of Bealor “ảo” được dựng lên từ mặt đất. Tòa The Red Keep, nơi gia đình Lannister sinh sống, nằm ở phía xa xa bên phải.
Căn nhà ám ảnh House of Black and White thực ra lại được mô phỏng ở trong một trường quay. Tuy nhiên, bốn cột nhà chính và những khuôn mặt trên cột là thật.
Các ngọn nến và những cột nhà kế sau được dựng lên nhờ kĩ xảo máy tính. Các nhà sản xuất phim sử dụng hiệu ứng ánh sáng tạo cho người xem cảm giác ma ám.
Hình ảnh Drongon phun lửa vào sát thủ đang cố ám sát mẹ của mình…
Thực ra lại là một khẩu súng bắn lửa, có thể bắn lửa xa tới hơn 15m.
Cuộc chiến khổng lồ chúng ta chứng kiến ở phía bắc bức tưởng là sự kết hợp của cả những chi tiết đời thường và chi tiết kĩ xảo.
Đội ngũ sản xuất bộ phim đã dựng lên một bức màn khổng lồ màu xanh lá cây để có thể sử dụng kĩ xảo nhằm biến bức tường này thành một bức tường băng giá.
Bức tưởng băng ở season 4 của loạt phim này thực ra là một bức màn màu xanh cao 10m và dài hơn 120m.
Đây là hình ảnh những người nhảy xuống một vách đá lớn trong cuộc chiếc Hardhome ở season 5.
Những nhân viên đóng thế thực ra chỉ nhảy xuống dưới từ độ cao khoảng nửa mét. Họ được mặc bộ đồ màu xanh để đội sản xuất có thể dễ dàng xóa bỏ tay và chân đi.
Đội ngũ sản xuất còn có một vài thủ thuật khá hay để biến đội quân White Walkers trở nên cực kì đáng sợ. Trong bộ phim khi chúng ta thấy một người bị dẫm lên đầu, thực ra là lúc đó có 2 bức ảnh được đặt chồng lên nhau.
Một diễn viên đóng thế dẫm lên đầu của một người nộm bằng nhựa.
Một thành viên trong đội sản xuất đã mô phỏng cảnh dẫm lên đầu bằng việc dẫm nát một hộp bên trong chứa hợp chất dính dính màu tím. Khi lên hình, các chất dính dính màu tím được sử dụng kĩ xảo để làm nó biến thành những mảnh não.
Và còn một cảnh phim căng thẳng, đầy cảm xúc khi có một luồng gió cực mạnh thổi đến.
Thực ra có một người cầm một chiếc quạt chĩa thẳng vào nhân vật để mô phỏng gió mạnh.
Diễn viên đóng thế kì cựu Ian Whyte với chiều cao kinh ngạc 2m15, ông đóng thế cho gã khổng lồ Wun Weg Wun Dar Wun, người hỗ trợ Night’s Watch trong trận chiến với White Walkers.
Hầu hết các công đoạn diễn xuất của ông đều được thực hiện trong trường quay, sau đó được đắp thêm vào những kĩ xảo điện ảnh.
Ở hình ảnh này, chúng ta thấy Whyte đang nhặt một chiếc túi lên và ném bên trong trường quay. Đội ngũ sản xuất sẽ thay chiếc túi đó thành một người White Walker.
Một người White Walker ông vừa ném thực chất là một diễn viên đóng thế bị ném xuống từ trần nhà.
Đoạn video đầy đủ được đăng tải lên
Tham khảo TI
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4