Thế lực mới TikTok Shop "phả hơi nóng" vào các anh lớn TMĐT: Doanh thu tháng 11 bằng 80% Lazada, gấp 4 lần Tiki
Ngay từ khi mới ra mắt vào đầu năm 2022, TikTok Shop đã sớm thực hiện chiến lược "đốt tiền", tung khuyến mãi để hút người dùng, như cách Shopee và Lazada từng làm
- Lương IT ở TP Hồ Chí Minh cao hơn gần 20% so với IT Hà Nội; IT trong lĩnh vực bất động sản có mức lương cao hơn IT TMĐT, bán lẻ, viễn thông
- Quy định mới từ tháng 11: Chủ sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,.. phải cung cấp thông tin doanh thu người bán cho cơ quan thuế định kỳ hàng quý
- Sự phi thường của TMĐT: Tại sao giao hàng từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ mất vài ngày, nhưng phí ship 10.000 đồng - rẻ hơn cả nội thành?
Ngay từ khi mới ra mắt vào đầu năm 2022, TikTok Shop đã sớm thực hiện chiến lược "đốt tiền", tung khuyến mãi để hút người dùng, như cách Shopee và Lazada từng làm
Thị trường TMĐT Việt Nam tăng trưởng bùng nổ trong giai đoạn 2020 - 2021, đứng thứ 2 trong khu vực đông Nam Á và được các chuyên gia dự báo sẽ đạt quy mô khoảng 39 tỷ USD vào năm 2025. Trước năm 2022, cuộc tranh giành "miếng bánh" TMĐT tại Việt Nam chủ yếu diễn ra giữa những cái tên quen thuộc là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo.
Shopee vẫn áp đảo
Theo thống kê của Metric - Nền tảng số liệu E-commerce, tổng doanh thu trên 4 sàn TMĐT lớn nhất Việt Nam là Shopee, Lazada, Tiki, Sendo ước đạt 135 ngàn tỷ đồng trong năm 2022 (chưa ghi nhận số liệu chính thức của tháng 12). Đã có 566 ngàn nhà bán hàng phát sinh đơn hàng trên 4 sàn TMĐT này, với 1,3 tỷ đơn vị sản phẩm được bán ra. Tất cả số liệu tổng hợp đã được lọc bỏ đơn ảo và các sản phẩm quà tặng.
Cũng theo Metric, Shopee hiện đang là sàn TMĐT phổ biến nhất tại Việt Nam khi chiếm đến gần 73% tổng doanh thu 4 sàn, lũy kế 11 tháng tương ứng đạt 91 ngàn tỷ đồng. Lazada đứng thứ 2, chiếm 20% với doanh thu 26,5 ngàn tỷ, Tiki chiếm 5% với 5,7 ngàn tỷ. Xếp cuối cùng là Sendo chiếm 1% với gần 1 ngàn tỷ đồng.
Nếu như năm 2021, doanh thu TMĐT tập trung chủ yếu vào các tháng cuối năm thì sang năm 2022, doanh thu giữa các tháng trong năm có sự chênh lệch không nhiều và đạt tăng trưởng chung 18,4% so với 2021.
Thống kê theo ngành hàng, ngành hàng Làm đẹp đạt doanh thu lớn nhất thị trường TMĐT Việt Nam năm 2022 với gần 22 ngàn tỷ đồng, chiếm hơn 16,3% tổng doanh thu thị trường TMĐT. Tiếp đến là Thời trang nữ, Nhà cửa – Đời sống. Đây là top những ngành hàng thiết yếu có tốc độ tiêu dùng nhanh, nhu cầu phát sinh từ người tiêu dùng tại tất cả thời điểm trong năm và sự đa dạng hàng hoá rất cao.
Thống kê theo từng sàn, Làm đẹp đang là ngành hàng đem lại doanh thu lớn nhất cho cả Shopee và Lazada. Trong khi đó, Điện thoại và Máy tính bảng lại là nhóm sản phẩm đóng góp nhiều nhất vào tỷ trọng doanh thu của Tiki. Với Sendo là ngành hàng Ô tô - Xe máy.
Về phân khúc giá, phân khúc giá rẻ 10.000 – 50.000 đồng có số sản phẩm bán ra lớn nhất trên tất cả các sàn TMĐT, chiếm 37% tổng số sản phẩm bán ra. Trong khi đó, các sản phẩm thuộc hai phân khúc giá từ 100.000 – 200.000 đồng và từ 200.000 – 500.000 đồng đem lại doanh thu cao cho các nhà bán hàng khi chiếm tới 42,6% tổng doanh số trên các sàn TMĐT.
Thế lực mới mang tên TikTok Shop
Đáng chú ý, đầu năm 2022, nền tảng TMĐT TikTok Shop chính thức ra mắt và nhanh chóng trở thành thế lực đáng gờm, cạnh tranh trực tiếp với các "đàn anh".
Thống kê của Metric cho thấy trong tháng 11/2022, tổng doanh thu trên TikTok Shop đạt 1.686 tỷ đồng, với 13 triệu sản phẩm được bán ra từ 32.000 nhà bán hàng.
"Mức doanh thu trong 1 tháng của Tiktok Shop hiện tại đã tương đương 80% doanh thu cùng kì của Lazada và gấp 4 lần doanh thu của Tiki Trung bình mỗi ngày Tiktok Shop đạt mức doanh thu 56,6 tỷ đồng và 434.000 sản phẩm được bán ra, giá trị trung bình mỗi sản phẩm là 130.000 đồng. Đây là các con số ấn tượng mà những sàn TMĐT khác phải mất nhiều năm mới xây dựng được ", Metric nhận định.
Tuy vậy một chi tiết cần lưu ý là số liệu doanh số của sàn Tiktok bao gồm cả lượng đơn hàng bị hủy. Trong khi các sàn còn lại đã được lọc bỏ đơn ảo và các sản phẩm quà tặng.
Phân khúc 100.000 – 200.000 đồng đem lại mức doanh thu cao nhất cho các nhà bán trên sàn Tiktok Shop, chiếm 39% với 647 tỷ
đồng trong 1 tháng. Tương tự Shopee hay Lazada, Làm đẹp và Thời trang cũng là các ngành hàng có thị phần doanh thu lớn nhất trên sàn TikTok.
Trên thực tế, TikTok Shop theo đuổi mô hình Shopertainment, là sự kết hợp của Shopping (mua sắm) và Entertainment (giải trí), thay vì mua sắm đơn thuần hay xem quảng cáo và mua hàng. Đây cũng là mô hình mà Shopee và Lazada đã tích cực đẩy mạnh trên nền tảng của mình vài năm qua.
Đáng nói, ngay từ khi mới ra mắt năm 2022, TikTok Shop đã sớm thực hiện chiến lược "đốt tiền", tung khuyến mãi để hút người dùng, như cách Shopee và Lazada từng làm. Chưa kể, TikTok Shop có lợi thế rõ ràng trong việc tiếp cận người mua khi TikTok hiện thu hút 13 triệu người dùng thường xuyên mỗi tháng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, cuộc chơi TMĐT không đơn giản chỉ dừng lại ở vài cú click trên ứng dụng. Đứng sau đó là cả một hệ thống công nghệ, logistics phân bổ toàn quốc – điều mà các ông lớn Shopee, Lazada, Tiki đã dành cả chục năm và chi những khoản tiền khổng lồ để gây dựng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà toán học Việt Nam có khám phá kép, giúp trường đại học Mỹ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới về đại số
Giáo sư Phạm Hữu Tiệp cho biết các khám phá của ông thường sẽ nảy sinh tại thời điểm mà ông ít mong đợi nhất. "Đó có thể là lúc mà tôi đi dạo với các con, hoặc làm vườn với vợ, hoặc hí hoáy gì đó trong bếp", ông nói.
Vừa đoạt giải Nobel, “Cha đỡ đầu của AI” đã thẳng thừng chỉ trích Sam Altman, tuyên dương một học trò cũ vì từng sa thải CEO OpenAI