Thị trường điện mặt trời Việt Nam cũng là sân chơi sôi động của loạt "đại gia" nội, ngoại như Trung Nam Group, TTVN Group, TTC Group, BIM Group, Vietracimex, SkyX Solar, Trina Solar…
- Từ bỏ Exynos, Samsung sẽ chỉ sử dụng chip Snapdragon trên Galaxy S25?
- Samsung ra mắt laptop AI với chip Intel Lunar Lake mới nhất: Xử lý AI nhanh gấp 4 lần, màn hình AMOLED, hỗ trợ S Pen
- Samsung ra mắt điện thoại lượng tử, giá 11,5 triệu đồng
- Galaxy Z Fold6 bị tróc sơn, Samsung phản hồi: Do sạc không chính hãng
- Samsung sắp ra mắt điện thoại giá rẻ có mặt lưng da, màn hình lớn, pin 5.000mAh
CTCP Đầu tư CME Solar Investments (CME) và Vista Global thuộc Samsung C&T (Samsung C&T, thuộc Tập đoàn Samsung) được biết vừa ký kết thỏa thuận liên doanh nhằm đẩy nhanh phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam.
Theo đó, liên doanh mang tên CME-Vista đặt mục tiêu kết hợp chuyên môn, nguồn lực và công nghệ để thúc đẩy phát triển các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam, cũng như đẩy nhanh việc áp dụng các giải pháp năng lượng sạch trên toàn quốc.
Được biết, Samsung C&T Corporation, được thành lập vào năm 1938, là một tập đoàn toàn cầu với 4 nhóm kinh doanh: Kỹ thuật & Xây dựng, Thương mại & Đầu tư, Thời trang và Khu nghỉ dưỡng. Trên thế giới, Công ty là một trong những tên tuổi trong ngành xây dựng với các dự án đáng chú ý bao gồm Burj Khalifa (Dubai), Tháp đôi Petronas (Kuala Lumpur), Cầu Incheon Grand (Incheon). Riêng lĩnh vực năng lượng tái tạo, Công ty cũng đã phát triển và xây dựng hơn 5.000 MWp toàn cầu.
Còn Samsung, 2024 đánh dấu 16 năm hoạt động tại Việt Nam từ tháng 3/2008 - khi Samsung nhận giấy chứng nhận đầu tư và bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên tại Việt Nam với vốn đầu tư 670 triệu USD. Cho đến nay, tổng số vốn đầu tư của tập đoàn này tại Việt Nam đã tăng gấp gần 30 lần, đạt khoảng 20 tỷ USD và là một trong những "đại bàng" FDI lớn tại nước ta.
Trước đó, tại hội nghị xúc tiến đầu tư vì sự phát triển tăng trưởng xanh Tp.HCM, đại diện Công ty Samsung cũng đã bày thỏ mong muốn hợp tác với Thành phố phát triển điện mặt trời áp mái, hướng đến phát triển Khu công nghệ cao Tp.HCM thành khu công nghiệp net zero (phát thải ròng bằng 0) đầu tiên.
Việc lấn sân của Samsung dễ hiểu khi năng lượng tái tạo là một thị trường đầy tiềm năng và đang nhận được quan tâm của Chính phủ. Là một quốc gia nhiệt đới, Việt Nam theo các chuyên gia có rất nhiều tiềm năng cho điện mặt trời.
Tính đến hết năm 2023, tổng công suất điện mặt trời tại Việt Nam khoảng 16.600 MW, trong đó có hơn 9.000 MW điện mặt trời mái nhà, chiếm khoảng 20,5% trong tổng lượng điện của cả nước. Quy hoạch điện 8 cũng đặt ra mục tiêu từ nay đến năm 2030 tổng công suất các nguồn điện mặt trời dự kiến tăng thêm 4.100 MW; định hướng đến năm 2050, tổng công suất 168.594 - 189.294 MW, sản xuất 252,1- 291,5 tỷ kWh. Như vậy, mục tiêu định hướng đến năm 2050, điện mặt trời sẽ là loại hình điện lớn nhất, chiếm hơn 38,5% trong tổng công suất các nguồn điện ở nước ta.
Chưa kể, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 387/TB-VPCP ngày 16/8 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam nghiên cứu đề xuất nâng công suất cho điện mặt trời mái nhà. Bởi theo báo cáo của EVN, hiện tại khu vực miền Bắc mới huy động khoảng 2,5% trong khi khả năng huy động đảm bảo an toàn hệ thống truyền tải lên đến 25 - 30%. Do vậy, theo Phó Thủ tướng cần điều chỉnh ngay quy mô công suất đối với miền Bắc có thể lên tới 7000 MW và tính toán lại khả năng huy động cho khu vực Tp.HCM.
Hiện, thị trường điện mặt trời Việt Nam cũng là sân chơi sôi động của loạt "đại gia" nội ngoại như Trung Nam Group, TTVN Group, TTC Group, BIM Group, Vietracimex, SkyX Solar, Trina Solar…
Báo cáo năm 2023 của Mordor Intelligence thể hiện, thị trường năng lượng mặt trời Việt Nam ước tính đạt 18,4 GigaWatt (GW) vào cuối năm nay và dự kiến sẽ đạt 20,4 GigaWatt (GW) sau 5 năm, đạt tốc độ CAGR trên 2,1% trong giai đoạn dự báo. Trong trung hạn, việc tăng cường đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhu cầu điện ngày càng tăng ở các tỉnh lớn và nỗ lực chuyển đổi từ sản xuất điện dựa trên nhiên liệu hóa thạch của đất nước dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường trong giai đoạn dự báo.
Dù rằng, việc áp dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng sạch thay thế và chi phí đầu tư ban đầu cao của các dự án năng lượng mặt trời dự kiến sẽ cản trở sự tăng trưởng của thị trường trong thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, Quy hoạch Phát triển Điện lực 8của Việt Nam dự định tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 10% trong 8 năm. Nó cũng sẽ làm giảm việc sử dụng điện đốt than nhập khẩu, mang lại cơ hội lớn cho thị trường năng lượng mặt trời.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương