Theo dõi 5.000 thần đồng suốt 45 năm, các nhà khoa học tin rằng thiên tài thì vẫn cần giáo dục tử tế
Sau khi theo dõi hàng ngàn thần đồng trong 45 năm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng ngay cả những trẻ em với chỉ số IQ ở mức thiên tài vẫn cần sự giúp đỡ của giáo viên để có thể phát triển hết tiềm năng.
Nghiên cứu Mathematically Precocious Youth (SMPY) được tiến hành từ năm 1971, đã theo dõi hơn 5.000 trẻ em thông minh nhất nước Mỹ, những trẻ em này chỉ chiếm 1%, 0,1% hoặc thậm chí 0,01% trong tổng số học sinh Mỹ. Đây là nghiên cứu dài nhất trong lịch sử về các trẻ em năng khiếu.
Đi ngược lại hệ thống giáo dục từ trước tới nay chỉ ưu tiên dạy dỗ những trẻ em kém cỏi, những phát hiện của SMPY khẳng định rằng: Đừng quên việc giáo dục những trẻ thần đồng.
"Một ngày nào đó những đứa trẻ thông minh này sẽ điều hành xã hội của chúng ta, dù chúng ta có thích hay không", Jonathan Wai, nhà tâm lý tại Đại học Duke, chia sẻ. "Những đứa trẻ nằm trong tốp 1% thường có xu hướng trở thành các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, CEO của các công ty hàng đầu các thẩm phán liên bang, các thượng nghị sĩ và các tỷ phú".
Tuy nhiên, đáng buồn là, nhiều nghiên cứu của SMPY chỉ ra rằng những trẻ sớm bộc lộ năng khiếu về các đối tượng như toán học và khoa học thường không nhận được những sự hỗ trợ mà chúng cần. Giáo viên thường thấy những trẻ em thông minh hoàn thành tốt bài học nên dễ dàng bỏ qua và chú ý nhiều hơn tới các học sinh trung bình và dưới trung bình.
Kết quả là, những trẻ với tiềm năng trở thành các nhà phát minh, nhà hoạt động ở Liên Hợp quốc lại bị mắc kẹt trong những vị trí có tầm ảnh hưởng kém hơn.
SMPY khẳng định những trẻ em thông minh không thể phát triển hết tiềm năng nếu không có sự hỗ trợ, giáo dục và thúc đẩy từ phía gia đình cũng như giáo viên. Ngoài ra, nghiên cứu kéo dài 45 năm của SMPY còn chỉ ra rằng việc loại bỏ hệ thống phân lớp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em.
Khi so sánh hai nhóm sinh viên thông minh, một bỏ qua hệ thống phân lớp và một học theo các lớp bình thường, SMPY nhận ra nhóm sinh viên bỏ qua hệ thống phân lớp dễ kiếm bằng sáng chế và bằng tiến sĩ hơn 60%. Xét trên một lĩnh vực có liên quan tới khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học thì nhóm bỏ qua hệ thống phân lớp cũng dễ kiếm bằng tiến sĩ hơn gấp hai lần so vói nhóm còn lại.
Do vậy, trẻ em thông minh vẫn cần có sự giáo dục, thúc đẩy từ phía gia đình và nhà trường. Nếu phụ huynh nhận ra con cái mình có năng khiếu thì nên không ngừng tạo ra thử thách để trẻ có cơ hội phát triển hơn nữa. Hãy để trẻ tự khám phá ra giới hạn của mình và đảm bảo rằng trí tuệ của chúng được kích thích càng nhiều càng tốt.
SMPY cũng nhận ra rằng giáo viên và phụ huynh có thể giúp trẻ em đạt thành tích cao bằng cách tìm hiểu xem trẻ có năng khiếu ở lĩnh vực cụ thể nào. Qua thời gian, những năng khiếu của trẻ có thể được phát triển thành những khả năng cần thiết để trở thành kỹ sư, kiến trúc sư hoặc bác sĩ.
Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, nghiên cứu 45 năm của SMPY khẳng định như đinh đóng cột rằng giáo viên và cha mẹ nên không ngừng thử thách, hỗ trợ trẻ em để chúng có thể phát triển hết tiềm năng của mình.
Theo Business Insider
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?