Thị trường smartphone Trung Quốc đã chín hết cỡ, bắt đầu suy giảm, Apple vươn lên số 1
Thị trường di động lớn nhất thế giới dường như không còn chỗ để tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Theo những báo cáo mới đây, lượng smartphone được vận chuyển tại Trung Quốc trong Q1/2015 đã giảm khoảng 4,3% so với cùng kì năm ngoái. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên sau 6 năm, thị trường smartphone tại Trung Quốc ghi nhận dấu hiệu sụt giảm này.
Thị trường smartphone Trung Quốc đã "quá chín"
Theo các chuyên gia, lý do cơ bản dẫn tới tình trạng suy thoái này chính là các đối tượng khách hàng lần đầu sử dụng smartphone tại Trung Quốc gẫn như đã biến mất. Tỷ lệ người dùng sử dụng smartphone tại đất nước đông dân nhất thế giới đã lên tới 90%, điều này đồng nghĩa ai cũng sở hữu ít nhất 1 chiếc smartphone, bất kì chủng loại và phân khúc.
Khác với những năm trước đó, khi mà điện thoại cơ bản vẫn tràn ngập trên thị trường nội địa, các nhà sản xuất Trung Quốc có thể thỏa sức tung ra các smartphone nhằm chiễm lĩnh vị thế của mình, nhưng khi thị trường đã có dấu hiệu quá "no nê", giờ đây họ sẽ phải lo cạnh tranh trực tiếp với nhau, và hơn hết là các sản phẩm từ nước ngoài như Apple hay Samsung...
Một chuyên gia công nghệ thông tin tại Bắc Kinh cho rằng, nếu được lựa chọn, anh sẽ mua một chiếc iPhone 6 và nâng cấp nó sau mỗi 2 năm, dù chưa chắc thiết bị này sẽ "hết đát" sau khoảng thoài gian đó. Anh chia sẻ: "Tôi nghĩ rằng tôi vẫn sẽ mua một chiếc iPhone trong tương lai thay vì một sản phẩm nội địa, nhưng nếu Samsung sản xuất một chiếc smartphone thực sự tốt, tôi sẽ suy nghĩ về việc mua nó."
Thương hiệu ngoại "ăn nên làm ra" tại Trung Quốc
Lại nói về những đại kình địch của các nhà sản xuất Trung Quốc tại thị trường trong nước, giờ đây, các ông lớn như Samsung hay Apple đã "đánh hơi" được tiềm năng tại đất nước này. Minh chứng là các nhà sản xuất "cây nhà lá vườn" như Xiaomi, Lenovo, Coolpad và Huawei đã bắt đầu tung ra thêm nhiều smartphone cao cấp, màn hình lớn nhằm cạnh tranh với các thương hiệu "ngoại".
"Về cơ bản, thị trường smartphone tại Trung Quốc gần như đã bão hòa, đặc biệt là với các thương hiệu nội địa. Nếu ở phân khúc cao cấp, Apple đang làm chủ thế trận, thì dòng giá rẻ thuộc về các tên tuổi trong nước, và khó khăn lại dành cho thị trường tầm trung", một chuyên gia nhận định.
Nếu như Trung Quốc vượt qua nước Mỹ vào năm 2011 để trở thành thị trường smartphone lớn nhất thế giới, thì giờ đây, Apple lại sở hữu doanh số iPhone tại Trung Quốc lớn hơn tổng số máy bán ra tại Mỹ trong Q1/2015, đồng thời trở thành hãng sản xuất smartphone lớn nhất của Trung Quốc nhờ vào sự phổ biến của bộ đôi iPhone 6 và iPhone 6 Plus.
Xiaomi trở thành ngôi sao sáng
Xiaomi một trong những công ty điện tử lớn nhất của Trung Quốc chuyên thiết kế, phát triển, và bán điện thoại thông minh, ứng dụng di động và hàng điện tử tiêu dùng sau 5 năm thành lập, đã vươn lên với trị giá 46 tỉ USD nhằm theo kịp sự phát triển của giới công nghệ. Xiaomi tung ra chiếc Mi Note Pro Note với mức giá khoảng 10 triệu đồng nhằm cạnh tranh với chiếc iPhone 6 Plus của Apple.
Tuy nhiên, khác với đại đa số các thương hiệu trong nước, Xiaomi đã lập ra một kế hoạch cho thấy tầm nhìn của hãng, đó là mở rộng ra thị trường quốc thế thay vì chỉ tập trung duy nhất vào chiếc "ao làng". Tất nhiên, trong công cuộc đổi mới này, Xiaomi cũng phải cạnh tranh quyết liệt với những người đồng hương như Lenovo hay Huawei, tất nhiên lợi thế của hãng là mức tăng trưởng chóng mặt trong những năm vừa qua.
Đặc biệt, trên con đường vươn ra thị trường nước ngoài với dòng sản phẩm smartphone Android là chủ lực, Xiaomi cũng phải dè chừng tới nhà sản xuất Hàn Quốc là Samsung, dù công ty này đã tụt xuống vị trí thứ tư ở Trung Quốc trong Q1/2015. Bởi tại sân nhà, "hạt gạo nhỏ" có thể là vị thần, nhưng khi ra biển lớn, sẽ rất khó đoán được tương lai của nhà sản xuất này.
Vai trò của các nhà mạng
Tại Trung Quốc, phần lớn nhà sản xuất hiện nay đều phụ thuộc vào các nhà mạng hàng đầu tại nước này để bán ra các sản phẩm của mình. Trong khi đó, ngân sách bán hàng của các ông lớn tại Trung Quốc lại ngày càng cạn kiệt khi thị trường đã trở nên bão hòa. Mặc dù những ngôi sao như Xiaomi đã quyết định chỉ bán hàng qua mạng nhằm cắt giảm những chi phí không đáng có, nhưng xu hướng này chưa thực sự phổ biến.
Do đó, số phận của các nhà sản xuất đặc biệt gắn liền với các nhà mạng. Điều này sẽ càng trở nên khó khăn khi giờ đây, người dùng nội địa cũng lựa chọn smartphone thông qua chất lượng dịch vụ di động. Những nhà mạng có thể cung cấp mạng 4G tốc độ cao với nhiều gói khuyến mãi sẽ ưu tiên, ảnh hưởng trực tiếp với các thương hiệu đi liền với các nhà mạng còn lại.
Vậy lối đi nào sẽ cứu vãn các ông lớn trong lĩnh vực smartphone tại Trung Quốc? Đó là việc tính tới chuyện nâng tầm thế giới, liên kết với các nhà mạng trong nước... Tuy nhiên, chắc chắn, con đường phía trước sẽ rất chông gai và khó khăn.
>> Trung Quốc đẩy mạnh lĩnh vực năng lượng mặt trời: Tham vọng lớn gấp 3 Tesla
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"