"Thò thụt": iPhone đã đúng khi không đụng đến tính năng này suốt những năm qua - Đình đám một thời nay đã chết yểu
iPhone vẫn kiên định với thiết kế tai thỏ suốt nhiều năm dù bị nhiều người dùng chỉ trích. Thế nhưng, có vẻ như Apple một lần nữa đã sáng suốt.
- "Trả máy đây" - Người đàn ông bỗng dưng thành kẻ cắp chỉ vì một tính năng trên iPhone: Từ sáng đến đêm, người lạ tấp nập đến đập cửa đòi điện thoại!
- 'Mổ xẻ' mẫu G22 cực dị của Nokia: Giá chưa đến 4 triệu đồng nhưng có nên mua? – Đáp án nằm ở 1 chi tiết ít người chú ý
- Chỉ mất vài giây để bật tính năng ẩn này trên iPhone, cuộc gọi FaceTime sẽ nghe rõ ràng hơn
- Điện thoại Android có thể làm những điều gì mà iPhone không thể?
Cái chết của camera thò thụt
Nỗi ám ảnh về màn hình không viền trên điện thoại thông minh đã được thúc đẩy bởi Mi MIX của Xiaomi vào năm 2016 khi tỷ lệ màn hình trên thân máy của thiết bị này lên tới 91,3%, khiến công chúng trầm trồ.
Để đạt được thiết kế này, Xiaomi đã sử dụng một giải pháp độc đáo là đặt camera ở viền dưới của điện thoại.
Những hãng sản xuất khác như Samsung đã thực hiện các giải pháp tăng tỷ lệ màn hình ít phức tạp hơn bằng cách thu nhỏ viền trên Galaxy S8 và S9. iPhone X và OnePlus 6 của Apple thì có phần tai thỏ, nhưng vẫn bị đánh giá là thiếu tính thẩm mỹ.
Không lâu sau, cuộc cạnh tranh chuyển sang viền màn hình dạng giọt nước trước khi chốt lại ở viền đục lỗ phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trong vài năm trước đó, thứ mà công chúng bàn tán nhiều nhất lại là dạng camera selfie thò thụt (pop up).
Mặc dù đã nỗ lực hết sức, không có thiết kế nào giành chiến thắng trong cuộc đua tăng tỷ lệ màn hình bằng thiết kế camera selfie dạng thò thụt. Hình thái này cho phép tỷ lệ màn hình trên thân máy ở mức cao mà không có nhược điểm của tai thỏ, đục lỗ hay thậm chí là viền dày.
Thiết kế cũng mang đến cho điện thoại một giao diện đầy tính tương lai đồng thời giúp người dùng không phải lo lắng về quyền riêng tư vì camera trước không phải lúc nào cũng nhìn chằm chằm vào họ.
Sản phẩm đầu tiên lên kệ với camera thò thụt là Vivo NEX vào năm 2018, mở đường cho nhiều sản phẩm khác ra mắt sau đó vào năm 2019.
Những sản phẩm như Reno 10X Zoom của Oppo mang đến thiết kế nổi bật, nhưng chính dòng Mi 9T của Xiaomi và OnePlus 7 Pro/7T Pro mới khiến thiết kế camera selfie thò thụt trở thành xu hướng chủ đạo.
Tuy nhiên, vì một số lý do, xu hướng này bất ngờ đi xuống dù chỉ mới ra mắt không lâu. Các thiết kế thò thụt giảm dần vào năm 2020 và biến mất hoàn toàn vào năm 2021.
Các thiết bị gần đây nhất có camera thò thụt là Lenovo Legion Duel 2, tập trung vào chơi game và Asus ZenFone 8 Flip. Cả hai thiết bị đều có lượng bán hạn chế, điều này cho thấy nhu cầu thật sự không nhiều.
Cái chết của camera thò thụt có phải tại Apple?
Vì sao xu hướng camera được coi là tương lai như vậy lại chết yểu nhanh chóng? Phải chăng các ông lớn như Apple và Samsung chưa bao giờ chấp nhận thiết kế này chính là lý do?
Trên thực tế, nguyên nhân đến từ các vấn đề kỹ thuật. Việc hướng đến những chiếc điện thoại mỏng và nhẹ hơn là một trong những lý do giúp camera selfie thò thụt trở nên phổ biến. Tuy nhiên, các mô-đun này không phục vụ mục đích như các nhà sản xuất mong đợi.
Thay vào đó, chúng lại gia tăng thêm trọng lượng và độ dày tổng thể của điện thoại do có nhiều bộ phận phức tạp cần thiết để hoạt động đúng cách.
Bên cạnh sự phức tạp, máy ảnh có thể thu vào cũng đồng nghĩa là sẽ có thêm một lỗ để hút hơi ẩm vào điện thoại. Chính vì lẽ đó, không có thoại nào trong số này hỗ trợ xếp hạng chống nước IP6X.
Mặc dù các nhà sản xuất luôn tuyên bố rằng camera selfie thò thụt đã được thử nghiệm rộng rãi để đảm bảo chúng bền bỉ theo năm tháng, nhưng lẽ thường các bộ phận hay hoạt động sẽ dễ bị hao mòn hơn so với các bộ phận nằm yên.
Đối với những người hiếm khi sử dụng camera trước, việc ẩn camera đi là điều thú vị. Họ có được chiếc điện thoại mở rộng toàn màn hình trong khi cái giá phải trả chỉ là bớt đi thứ họ không mấy khi dùng.
Tuy nhiên, có những người chụp rất nhiều ảnh tự sướng, thực hiện nhiều cuộc gọi video và quay các video ngắn cho mạng xã hội.
Lấy người dùng TikTok làm ví dụ. Một chiếc điện thoại có camera bật lên rồi lại thu vào mỗi khi định dùng ứng dụng có thể gây khó chịu. Tiếng ồn mà cơ chế thò thụt tạo ra cũng chẳng êm ái gì theo thời gian.
Trong một thế giới có hơn 1 tỷ người dùng TikTok, việc có một camera selfie giấu kín trong máy không bao giờ là điều tiện dụng. Điều này cũng đúng với các ứng dụng thường sử dụng camera trước, trong số đó có Instagram, WhatsApp và thậm chí cả Telegram.
Ngay cả các nhà sản xuất cũng nhanh chóng nhận ra rằng việc đánh đổi lấy không gian bên trong điện thoại để đặt camera là chẳng đáng. Không ngạc nhiên khi xu hướng đã kết thúc trước cả khi Apple và Samsung có ý định làm thứ gì đó hay ho.
Nhiều người lập luận rằng chúng chỉ là một biện pháp tạm thời để thúc đẩy công nghệ máy ảnh dưới màn hình dự kiến sẽ thay thế dạng đục lỗ trong tương lai gần.
Với máy ảnh dưới màn hình, sẽ chẳng cần phải camera thò thụt hay tai thỏ, đục lỗ gì nữa. Chỉ riêng điều này thôi cũng đủ để khiến những người quan tâm đến thiết kế toàn màn hình hào hứng.
Tuy nhiên, camera thò thụt vẫn mang lại dư âm tích cực đối với người dùng. Trong một cuộc khảo sát gần đây, có hơn 50% người tham gia đồng ý rằng họ nhớ thiết kế camera selfie thò thụt trên điện thoại thông minh. Trong khi khoảng 27% người nói không, số còn lại cho biết họ chưa bao giờ có dạng điện thoại như vậy.
Dù bằng cách nào, cái chết của một thứ không phù hợp sẽ mở đường cho những điều khác tốt hơn. Người dùng có thể phải kiên nhẫn hơn một chút trước khi máy ảnh dưới màn hình trở thành xu hướng.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Phó Giám đốc NIC: "Chúng tôi tin rằng Better Choice Awards sẽ không chỉ tạo dấu ấn trong nước mà còn vươn xa trên tầm khu vực và quốc tế"
Được biết, đây là mùa tổ chức thứ 2 của giải thưởng Better Choice Awards, cũng như đánh dấu 2 năm hợp tác của Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia và Công ty Cổ phần VCCorp.
Bùng nổ cảm xúc đêm Gala Better Choice Awards 2024: Chị đẹp cùng anh tài tụ hội, quá mãn nhãn và ấn tượng