Khi điện toán đám mây không còn là xu hướng mà đã thực sự đi vào giai đoạn ứng dụng triệt để, thì “cloud” xuất hiện ở tất cả các lĩnh vực là điều dễ hiểu. Và sự xuất hiện của văn phòng trên nền tảng điện toán đám mây không còn quá mới lạ tại Việt Nam.
Theo thống kê của Citrix (hãng hàng đầu về cung cấp các giải pháp điện toán đám mây) đối với dân văn phòng các công cụ chính để phục vụ công việc là máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Trong đó: 63% thường xuyên sử dụng máy tính, 48% thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh, 21% sử dụng máy tính bảng và tỷ lệ sử dụng các công cụ di động để làm việc tăng lên hàng năm. Những con số này là minh chứng cho nhu cầu làm việc mọi lúc mọi nơi là rất lớn, đồng thời đặt ra những bài toán về an toàn thông tin cho doanh nghiệp.
Bên cạnh bài toán về an toàn dữ liệu, doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khi vận hành hệ thống như: lựa chọn phương án triển khai và quản lý các hệ thống CNTT tập trung hay phân tán; làm thế nào tối ưu chi phí đầu tư, tận dụng thiết bị đã hết khấu hao ra sao để tránh lãng phí; giải quyết gánh nặng bảo trì, vận hành cho lực lượng IT như thay thế linh kiện, cấp phát và quản lý tài nguyên, thuê ngoài dich vụ; giám sát thiết bị đầu cuối di động và xây dựng môi trường làm việc xanh, chuyên nghiệp.
Đâu là giải pháp?
Bộ giải pháp văn phòng trên nền tảng điện toán đám mây do Viettel IDC nghiên cứu và cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán trên. Bộ giải pháp bao gồm: hạ tầng phần cứng theo kiến trúc truyền thống hoặc siêu hội tụ, giải pháp ảo hóa máy trạm Cloud PC, hệ điều hành Microsoft Windows 10, Office 365 và các ứng dụng nghiệp vụ khác; kèm theo là giải pháp bảo mật và công cụ vận hành, khai thác, hỗ trợ người dùng cuối.
Cloud PC là một dịch vụ được xây dựng dựa trên giải pháp ảo hóa máy trạm VDI (Virtual Desktop Infrastruture), giải pháp cho phép ảo hóa toàn bộ phần tài nguyên chính cấu thành nên một máy tính (CPU, RAM, HDD, GPU) cấp cho người dùng.
Với Cloud PC, người dùng có thể sử dụng dữ liệu trên máy tính của mình mọi lúc, mọi nơi, trên mọi nền tảng thiết bị một cách bảo mật, an toàn, bởi Cloud PC được trang bị các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin như: Tường lửa, Anti Virus, Proxy, xác thực 2 nhân tố…Đối với doanh nghiệp, việc quản trị các thiết bị đầu cuối tại tổ chức sẽ trở nên dễ dàng hơn so với các giải pháp văn phòng truyền thống, nhân viên IT không cần phải di chuyển tới từng máy bị hỏng để xử lý mà có thể truy cập từ xa qua công cụ quản trị, việc triển khai hệ thống và cập nhật cũng vì thế mà trở nên nhanh hơn, với chi phí thấp hơn. Bộ thiết bị đầu cuối Cloud PC nhỏ gọn, sử dụng lượng điện năng ít, gần như không thoát nhiệt và âm thanh ra môi trường làm việc, giúp tạo ra môi trường văn phòng xanh, chuyên nghiệp hơn so với giải pháp PC truyền thống.
Theo ông Nguyễn Ngọc Khánh – Giám đốc sản phẩm Cloud PC – Viettel IDC chia sẻ tại hội thảo "An ninh và bảo mật dữ liệu trên nền điện toán đám mây" vừa được tổ chức tại Hà Nội: "Sử dụng bộ giải pháp văn phòng trên nền tảng Cloud có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được gần 1/3 chi phí so với các giải pháp truyền thống, và cũng giúp doanh nghiệp nhàn hơn trong quá trình vận hành tổ chức của mình."
Ông Nguyễn Ngọc Khánh phát biểu tại hội thảo "An ninh và bảo mật toàn diện trên nền điện toán đám mây"
Bộ giải pháp văn phòng trên nền tảng điện toán đám mây của Viettel IDC là sự kết hợp giữa những sản phẩm, giải pháp từ các nhà cung cấp hàng đầu trên thế giới như: Nutanix, Microsoft, TrendMicro, và đám mây của Viettel IDC. Đây cũng là một trong những hoạt động hợp tác của Viettel IDC với các hãng công nghệ uy tín, nhằm mang đến cho khách hàng tại Việt Nam hệ sinh thái dịch vụ toàn diện và chất lượng nhất.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android