Thời hoàng kim đã xa của Intel: Gã khổng lồ bị bỏ lại phía sau vì không chịu thay đổi, chật vật gần 3 năm chưa thể thoát khỏi 'vũng lầy'
Phần lớn những rắc rối của Intel bắt nguồn từ việc không kịp thích nghi với cuộc đại chuyển đổi trong cách làm ra những con chip.
- Trên tay smartphone Google giá chỉ hơn 11 triệu nhưng dùng chip của máy 40 triệu
- Ra mắt Redmi Note 12T Pro: Chip Dimensity 8200 cực mạnh, màn hình 144Hz mà giá chỉ hơn 5 triệu đồng
- Chip não chữa bệnh của Elon Musk hoạt động như thế nào trong não người
- Mỹ tuyên bố ‘không tha thứ’ việc Trung Quốc ra đòn với chip Micron
Pat Gelsinger nhận thức rất rõ mình phải hành động thật nhanh để ngăn Intel trở thành cái tên tiếp theo trong danh sách những ông lớn công nghệ Mỹ bị các đối thủ nhỏ bé hơn cho “hít khói”.
Nhà sản xuất chip đồ họa Nvidia vừa vượt mặt Intel để trở thành công ty sản xuất chip có giá trị vốn hóa lớn nhất nước Mỹ. Các đối thủ lần lượt vượt qua Intel trong cuộc đua sản xuất những con chip tân tiến nhất, trong khi AMD đang từng bước chiếm lĩnh thị phần. Ngược lại, gần đây Intel liên tục trì hoãn việc tung ra các sản phẩm mới và khiến các khách hàng bối rối.
“Chúng tôi chưa bao giờ rơi vào vũng bùn như vậy bởi vì trong quá khứ mọi chuyện đều thật tuyệt vời”, Gelsinger – người trở thành CEO của Intel từ năm 2021 – nói. “Chúng tôi đang thực sự gặp những vấn đề nghiêm trọng về nhiều mặt, từ lãnh đạo, con người đến phương pháp luận… Tất cả cần phải được giải quyết”.
Người khổng lồ chậm chạp
Giống như nhận định của Gelsinger, phần lớn những rắc rối của Intel bắt nguồn từ việc không kịp thích nghi với cuộc đại chuyển đổi trong cách làm ra những con chip.
Trong quá khứ, thế mạnh của Intel là đảm nhiệm được tất cả các khâu từ thiết kế vi mạch cho đến tự sản xuất bằng nhà máy của riêng mình. Nhưng giờ đây, các công ty chip thành công chỉ chuyên biệt về 1 thứ, hoặc thiết kế, hoặc sản xuất. Và Intel cũng không kịp điều chỉnh để làm tốt việc sản xuất những con chip do bên khác thiết kế.
Đối mặt với tình thế khó khăn, kế hoạch của vị CEO 62 tuổi là đầu tư hàng trăm tỷ USD vào những nhà máy mới sẽ sản xuất chip cho các công ty khác bên cạnh chip của chính Intel. Mảng này được gọi là “foundry” – thuật ngữ dùng để chỉ những công ty có dây chuyền, nhà máy sản xuất chip. Nhưng sau 2 năm thực thi, kế hoạch này đang nảy sinh nhiều vấn đề.
Theo nguồn tin thân cận, Qualcomm và Tesla đã nghiên cứu đặt hàng Intel sản xuất chip cho họ nhưng cuối cùng lại từ bỏ. Công ty xe điện của Elon Musk từ chối vì Intel không thể cung cấp dịch vụ thiết kế chip mạnh bằng một số công ty khác. Còn Qualcomm lo ngại về một số lỗi kỹ thuật mà Intel mắc phải.
Chính Gelsinger cũng phải thừa nhận rằng “foundry là thứ thiên về dịch vụ và văn hóa của Intel chưa quen với điều đó”.
Liệu kế hoạch của Gelsinger có thành công hay không sẽ mang ý nghĩa quyết định đối với không chỉ Intel mà với toàn ngành. Intel đang đứng trước nguy cơ rơi vào tình cảnh như IBM trên thị trường máy tính cá nhân, từng đi đầu nhưng giờ đã bị tụt lại phía sau.
Trên thị trường chip, TSMC và Samsung Electronics hiện là những nhà sản xuất chip tiên tiến nhất. Các công ty Trung Quốc đang nỗ lực giành thị phần trong khi Mỹ hiện theo đuổi chiến dịch phục hưng ngành chip nội địa sau khi Covid-19 làm chuỗi cung ứng ở châu Á bị gián đoạn và căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng tăng.
Trong những năm 1980 và 1990, Intel trở thành 1 “thế lực” ở thung lũng Silicon bằng cách sản xuất những chiếc CPU – thứ cốt lõi của cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Dưới thời CEO cũ là Andy Grove, những con chip của Intel vận hành hệ điều hành Window của Microsoft, và IBM sử dụng những CPU nhãn hiệu Intel trong những cỗ máy xuất hiện nhan nhản trong các văn phòng và hộ gia đình.
Bước sang những năm 2000, Intel dù đã thử nhưng liên tiếp thất bại trong mảng sản xuất chip cho điện thoại di động và những sản phẩm điện tử đòi hỏi cao về đồ họa. Trong những năm gần đây, TSMC và Samsung đã vượt mặt Intel trong cuộc đua làm ra những con chip nhỏ gọn nhất nhưng lại nhanh nhất.
Quy mô thị trường chip toàn cầu được dự đoán sẽ vượt mốc 1.000 tỷ USD vào cuối thập kỷ này. Và Intel không có lựa chọn nào khác là phải trở thành nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới.
Tham vọng của vị CEO gắn bó với Intel từ năm 18 tuổi
Lớn lên ở vùng nông thôn nằm ở phía đông nam bang Pennsylvania nhưng ngay từ nhỏ Gelsinger đã rất có hứng thú với tivi, radio và theo học 1 trường kỹ thuật ở gần nhà. Từ năm 18 tuổi, ông đã chuyển tới California và làm việc cho Intel, nhận vị trí kỹ thuật viên kiểm soát chất lượng dù chưa có bằng đại học. Tận dụng chương trình hỗ trợ học phí và chính sách giờ làm việc linh hoạt của Intel, ông vừa học vừa làm, lấy bằng cử nhân kỹ thuật điện tại ĐH Santa Clara năm 1983 và sau này là thạc sĩ tại ĐH Stanford vào năm 1985.
Ông dần thăng tiến và trở thành giám đốc công nghệ (CTO) đầu tiên của Intel vào năm 2001. Tuy nhiên sau đó ông bị thất thế vì thất bại trong 1 dự án phát triển chip đồ họa. Điều này khiến ông thất vọng và quyết định chuyển sang VMware, giữ chức CEO của công ty phần mềm này trong 8 năm.
Tháng 2/2021, Gelsinger trở lại Intel dù biết rằng con đường phía trước sẽ không hề dễ dàng. Kế hoạch của ông là mở rộng đáng kể các nhà máy của Intel và phát triển mảng foundry để tăng lượng đơn đặt hàng. Trước khi ngồi vào ghế CEO, ông đã dành thời gian nói chuyện với từng thành viên hội đồng quản trị (qua Zoom) về kế hoạch của mình. Tất cả đều ủng hộ ông.
Thời điểm Gelsinger quay lại Intel cũng là lúc thế giới rơi vào cảnh thiếu chip trầm trọng do đại dịch bóp méo nhu cầu. Lợi nhuận của ngành cũng nhất thời tăng lên. Nhưng sau khi đại dịch chấm dứt và các văn phòng mở cửa trở lại, thị trường lại dư thừa chip. Những biến động bất thường khiến kế hoạch của Gelsinger không được thuận buồm xuôi gió như dự tính.
Ngày 27/4, Intel ghi nhận quý thua lỗ tồi tệ nhất trong lịch sử, không những vậy còn dự báo quý tiếp theo cũng sẽ lỗ. Intel còn cắt giảm cổ tức, sa thải nhân viên, giảm thưởng cho giàn lãnh đạo với mục tiêu đến năm 2025 sẽ có thể cắt giảm 10 tỷ USD chi phí mỗi năm.
Trung tâm nghiên cứu trị giá 200 triệu USD ở Haifa, Isreal – dự án lớn đầu tiên mà Gelsinger thông báo sau khi nhậm chức CEO – đã bị hủy bỏ. Một dự án 700 triệu USD khác ở Oregon có số phận tương tự.
Cổ phiếu Intel giảm khoảng 30% kể từ khi Gelsinger trở thành CEO. Hiện giá trị vốn hóa của TSMC lớn gấp 4 lần Intel, của Nvidia gấp 8 lần.
Tham khảo WSJ
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tỷ phú Jensen Huang thắng giải thưởng 3 triệu USD ở Việt Nam: “Tôi đại diện cho các đồng nghiệp tại NVIDIA”
CEO Nvidia Jensen Huang vừa được vinh danh là đồng chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture 2024.
Trẻ em sẽ làm bài tập về nhà ra sao trong kỷ nguyên của ChatGPT? "Bố già AI" và Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đưa ra giải pháp