Threads sẽ tránh được ‘vết xe đổ’ của Google+: Sở hữu lợi thế mà Elon Musk không có, lại hạn chế tối đa điểm yếu của Meta
Hiện tại, Threads đang được đánh giá là đã thành công.
- Vượt mặt ChatGPT, Threads của Meta lập được kỳ tích "vô tiền khoáng hậu"
- Threads lập kỷ lục không tưởng, đạt 70 triệu người dùng sau 2 ngày ra mắt
- Lộ hạn chế đầu tiên của mạng xã hội Threads
- Vận may trời cho của Mark Zuckerberg: Threads hút 70 triệu người dùng sau 2 ngày, có người từng tẩy chay Facebook, chưa từng dùng Instagram cũng buộc phải đăng ký chỉ vì muốn rời khỏi Twitter
- Chế nhạo Elon Musk trên Threads, mạng xã hội mới của mình, Mark Zuckerberg thực sự muốn 'kết liễu 'Twitter'?
Tập đoàn công nghệ lớn với hàng tỷ người dùng quyết định giới thiệu một mạng xã hội mới. Tận dụng sự phổ biến và quy mô hiện có, công ty kỳ vọng nền tảng sẽ thành công và điều này đồng nghĩa với việc các đối thủ cạnh tranh cùng ngành sẽ bị ‘đánh bẹp’. Nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Threads, song Meta đừng vội mừng.
Đó là vào năm 2011, khi Google tung ra mạng xã hội có tên Google+. Hãng giới thiệu nền tảng dựa vào công cụ tìm kiếm và một số các sản phẩm khác, đồng thời mở rộng Google+ tới hơn 90 triệu người dùng trong năm đầu tiên.
Tuy nhiên, đến năm 2018, Google+ bị liệt vào danh sách ‘đống tro’ của lịch sử. Bất chấp lượng người dùng khổng lồ từ Google Search, mạng xã hội Google+ không bắt kịp thị hiếu khi mọi người đổ xô vào Facebook, sau đó là Instagram và các ứng dụng xã hội khác.
Tại Thung lũng Silicon, các công ty công nghệ lớn thường lên kế hoạch bành trướng bằng cách tận dụng quy mô lợi thế sẵn có. Tuy nhiên, câu chuyện của Google+ đã khiến các CEO rút ra một bài học, rằng chỉ riêng tiếng tăm thôi là chưa đủ để chiến thắng thị trường truyền thông xã hội.
Đây là thách thức mà Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành của Meta, hiện đang phải đối mặt khi cố gắng đánh bật Twitter và biến Threads trở thành ứng dụng tiếp nối. Vị CEO này cần khiến nội dung hiển thị trên Threads trở nên bất ngờ - giống như cách mà Twitter đã làm và đồng thời, Threads không được phép tồn tại thư rác và nội dung vi phạm thì mới có thể níu chân những người dùng thiếu kiên nhẫn.
“Nếu bạn khởi chạy một ứng dụng hoặc thứ gì đó chưa đầy đủ tính năng, nó có thể phản tác dụng và người dùng sẽ rời đi ngay lập tức”, Eric Seufert, chuyên gia đang theo dõi chặt chẽ Meta, cho biết.
Hiện tại, Threads đang được đánh giá là đã thành công. Chỉ vài giờ sau khi ra mắt, ứng dụng đã thu hút 10 triệu lượt đăng ký và mới đây tăng vọt lên 100 triệu. Kỷ lục này giúp Threads vượt qua chatbot ChatGPT - ứng dụng đạt 100 triệu người dùng sau tận 2 tháng, theo công ty phân tích Similarweb.
Với 100 triệu người dùng, Threads được cho là có thể nhanh chóng đuổi kịp Twitter - ứng dụng hiện có 237,8 triệu người dùng hàng ngày tính đến tháng 7 năm ngoái, 4 tháng trước khi Musk thông báo mua lại.
Trước sự đón nhận quá đỗi nồng nhiệt dành cho Threads, Musk đe dọa sẽ kiện Meta vì “đánh cắp bí mật thương mại và sở hữu trí tuệ của Twitter”. Vị tỷ phú cũng chỉ trích Meta thuê “hàng chục cựu nhân viên của Twitter nhằm mục đích tiếp cận những thông tin tối mật khác”.
Theo các chuyên gia, điều Twitter thiếu, Mark Zuckerberg lại có rất nhiều: người dùng. Hiện các ứng dụng của vị CEO này, bao gồm Facebook, Instagram, WhatsApp và Messenger, thu hút khoảng 3 tỷ người dùng thường xuyên truy cập.
Ngoài ra, Mark Zuckerberg cũng có kinh nghiệm trong việc thúc đẩy hàng triệu người dùng sử dụng một ứng dụng mới. Đơn cử như hồi năm 2014, Zuckerberg xóa dịch vụ nhắn tin riêng tư của Facebook và buộc mọi người phải tải xuống một ứng dụng khác có tên là Messenger.
Threads hiện đang được liên kết chặt chẽ với Instagram. Người dùng được yêu cầu phải có tài khoản Instagram mới có thể đăng ký. Danh sách followers sẽ được đồng bộ chỉ sau một lần nhấp màn hình.
Một số người dùng thắc mắc tại sao Threads ra mắt lần đầu tiên nhưng không có một số chức năng cơ bản của Instagram, chẳng hạn như chức năng tìm kiếm cho phép mọi người tiếp cận các hashtag thịnh hành.
“Có rất nhiều tính năng mà Threads không ra mắt để giảm thiểu tranh cãi ngay từ đầu. Không biết điều này có ảnh hưởng đến tính thú vị của nó hay không?”, Anil Dash, cây viết trong ngành công nghệ cho biết.
Đáp lại, Adam Mosseri, người đứng đầu Instagram, cho biết một danh sách các tính năng mới có thể sẽ được thêm vào ứng dụng. “Tôi hứa Threads sẽ trở nên tuyệt vời”.
Dẫu vậy, Meta vẫn nên cảnh giác bởi việc ra mắt một ứng dụng mới có thể khiến chính công ty cạn kiệt. Bằng chứng là người dùng Google+ đã nhanh chóng cảm thấy nhàm chán, thậm chí coi đây là điều ép buộc khi cố truy cập vào Gmail. Theo các cựu nhân viên Google, nó chỉ được tạo ra nhằm mục đích cạnh tranh với Facebook mà không có tầm nhìn rõ ràng.
Trên tài khoản Threads của mình, Mark Zuckerberg nhận định số tài khoản đăng ký sử dụng ứng dụng mới này trong thời gian tới có thể lên tới hơn 1 tỷ người. Điều này chắc chắn sẽ biến Threads trở thành đối thủ “nặng ký nhất” từ trước đến nay đối với Twitter, trong bối cảnh mạng xã hội có quy mô lớn nhất thế giới đang phải nỗ lực vực dậy hoạt động kinh doanh.
Theo Giám đốc Instagram Adam Mosseri, hướng đi của Threads khác biệt với Twitter, vốn tập trung vào tin tức và sự kiện đang diễn ra. Ứng dụng mới của Instagram chủ yếu đề cao các tương tác tích cực giữa con người và các sự kiện ‘nhẹ đô’.
“Threads là nơi các bạn có thể cùng nhau thảo luận về mọi thứ, từ những chủ đề bạn quan tâm hôm nay cho đến chủ đề sẽ thịnh hành vào ngày mai”, phần mô tả về Threads trên Apple App Store viết.
Theo Phó chủ tịch phụ trách sản phẩm Connor Hayes của Meta, người dùng Threads sau này có thể tương tác với các ứng dụng khác ngoài Instagram nhưng chưa có khung thời gian cụ thể cho việc này. Hiện tại, Threads sẽ không có quảng cáo và chỉ nhắm mục tiêu lôi kéo thêm càng nhiều người dùng càng tốt.
Theo: The New York Times, Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"