Nhờ tầm bắn lên tới 250 km của tên lửa, Thú mỏ vịt có thể tiêu diệt các tàu chiến đối phương mà phi công vẫn ung dung ở ngoài vùng nguy hiểm.
Hôm 18/8 vừa qua, tờ Izvestia đưa tin: Máy bay ném bom Su-34 sẽ sớm được "nâng cấp" khả năng chiến đấu. Bộ Quốc phòng Nga đã hoàn tất công việc tích hợp tên lửa Kh-35U vào máy bay Su-34 – vốn được mệnh danh là Vịt con (Utyat), hay Thú mỏ vịt.
Một loạt máy bay ném bom Su-34 và tên lửa diệt hạm Kh-35U đã được các nhà chế tạo vũ khí Nga thử nghiệm trong các điều kiện thời tiết và tự nhiên khác nhau suốt một thời gian dài. Giai đoạn cuối cùng của quá trình thử nghiệm "song kiếm hợp bích" Su-34 với tên lửa Kh-35U là các cuộc diễn tập chiến đấu mà mẫu máy bay ném bom "con vịt" đã thực hiện ở Viễn Đông vào mùa hè này. Kết quả thử nghiệm cho thấy việc sử dụng tên lửa diệt hạm phóng đi từ máy bay Su-34 đạt hiệu quả chiến đấu.
Mô hình tên lửa diệt hạm Kh-35U (Х-35У). Ảnh: iz.ru
Theo Izvestia, công việc tích hợp Kh-35U đã được khởi động từ năm 2018. Một năm sau, các tên lửa mới nhất được đưa vào trung đoàn 277 của Quân khu miền Đông để hoạt động thử nghiệm. Sau đó, trung đoàn không quân hỗn hợp số 2 của Quân khu trung tâm cũng được điều động tham gia.
Máy bay ném bom tiền tuyến (tiếng Nga: фронтовой бомбардировщик) Su-34. Ảnh: tass.ru.
Ỷ thiến kiếm...
Tên lửa chống hạm Kh-35U có tầm bắn trên 250 km, tổng khối lượng 550 kg trong đó riêng phần đầu đạn nặng 145 kg. Nó được thiết kế để tấn công các tàu thuyền có tải trọng lên tới 5000 tấn. Độ cao tiếp cận mục tiêu của tên lửa không quá 10-15 m và ở giai đoạn cuối thì giảm xuống còn 4 m. Hệ thống dẫn đường của Kh-35U là loại kết hợp: trong giai đoạn bay hành trình, tên lửa sử dụng hệ thống định vị quán tính và máy đo độ cao bằng sóng vô tuyến, còn khi đã tiến vào một khu vực nhất định được chỉ định trước thì nó sẽ sử dụng một đầu dò radar chủ động để dẫn đường.
Dữ liệu về mục tiêu có thể được nạp vào tên lửa từ tàu sân bay hay các nguồn dữ liệu ngoài. Một dữ liệu nhiệm vụ bay được đưa vào hệ thống điều khiển tên lửa sau khi tọa độ mục tiêu được đưa vào đầu vào.
Phần đầu tên lửa Kh-35
Ở một khoảng cách nhất định cách mục tiêu, tên lửa bật radar tìm kiếm, khóa và theo dõi mục tiêu. Sau đó, hệ thống điều khiến quán tính chuyển tên lửa về hóa mục tiêu và thay đổi độ cao xuống rất thấp. Ở độ cao này, tên lửa tiếp tục quá trình điều khiển bằng dữ liệu nạp vào tên lửa và hệ thống điều khiển quán tính tiếp tục điều khiển tên lửa cho đến khi tên lửa trúng mục tiêu.
Russia's Kh-35 Bal-E Coastal Missile System - Russian Military Power
... và Đồ long đao
Su-34 là mẫu máy bay ném bom đa chức năng. Đôi khi nó cũng được phân loại là máy bay chiến đấu và ném bom. Su-34 được thiết kế để tấn công các mục tiêu mặt đất và mặt nước trong điều kiện phải đối mặt với hệ thống phòng không dày đặc của đối phương. Về khả năng chiến đấu, Su-34 thuộc thế hệ máy bay thứ 4 , do vậy nó có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu cơ bản mà không cần có máy bay chiến đấu đi cùng hộ tống. Do có tốc độ và khả năng cơ động cao, máy bay ném bom Su-34 cũng có thể độc lập tiến hành không chiến với máy bay chiến đấu của đối phương.
Máy bay có sức chứa nhiên liệu rất lớn nên nó có thể bay liền một mạch 4.000 km mà không cần tiếp dầu. Với 3 lần tiếp nhiên liệu trên không, Su-34 có khả năng để bay đến 14.000 km - một khoảng cách kỷ lục.
Su-34 được trang bị hệ thống điện tử tối tân giúp đảm bảo luôn cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình các thông số bay và không gian xung quanh máy bay, tình hình của hệ thộng bảng mạch và động cơ máy bay, tình trạng của mục tiêu trên mặt đất, mặt biển, trên không và dưới nước...
Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển hỏa lực của Su-34 cũng rất hiện đại với radar W-141 mới, hệ thống tác chiến điện tử tinh vi, tổ hợp quan sát ảnh nhiệt cùng các màn hình hiển thị đa năng, nên có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu mặt đất.
Một ngày huấn luyện với máy bay Su-34
Chiếc máy bay này được phía NATO gọi là Fullback (Hậu vệ), thế nhưng ở quê nhà thì nó lại nhận được biệt danh không chính thức là "Thú mỏ vịt" vì chiếc mũi có hình dạng giống như mỏ con vịt.
Trong đợt di chuyển các máy bay chiến đấu từ quân khu phía Nam tới thành phố Latakia của Syria hồi giữa tháng 9/2015, Su-34 đã thể hiện khả năng "tàng hình" nhờ các thiết bị điện tử tiên tiến. Dưới sự hỗ trợ của các thiết bị tác chiến điện tử trên máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng, hơn 50 máy bay của lực lượng Nga đã vượt quãng đường hơn 2.500 km, từ phía nam nước Nga, bay qua biển Caspian, vượt qua không phận Iran và Iraq sang Syria mà khối NATO không hay biết.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?