Thử nghiệm cho thấy insulin đường uống có thể làm giảm lượng đường máu trên bệnh nhân tiểu đường type 2

    Tiến Thuận,  

    Liệu phương pháp này có thể thay thế cho việc tiêm insulin hay không?

    Các nhà nghiên cứu đã công bố rằng: việc dùng insulin dạng viên (đường uống) vẫn có hiệu quả trong việc giảm đường huyết ở 180 bệnh nhân đái tháo đường type 2.

    Rất ngạc nhiên, vì trước đó mọi người cho rằng insulin sẽ không thể tồn tại trong đường tiêu hóa, sẽ bị dịch tiêu hóa phân hủy ngay, không thể dùng qua đường uống. Do đó, insulin cần phải được tiêm vào có thể để làm giảm đường huyết. Nhưng hiện nay, một số thử nghiệm mới đã cho thấy, nếu dùng đúng liều lượng, insulin đường uống vẫn có hiệu quả tốt, có thể dùng điều trị cho bệnh nhân.

    Những thử nghiệm này cần được kiểm tra kỹ và lặp lại nhiều lần để khẳng định kết quả. Nếu thành công, insulin dạng viên có thể thay thế cho insulin dạng tiêm dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2, sẽ tiện lợi rất nhiều cho bệnh nhân và cả thầy thuốc.

    Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa được công nhận chính thức. Những nghiên cứu và thử nghiệm này là của Oramed Pharmaceuticals Inc, một công ty dược của Israel. Họ cho biết đang nộp kết quả để xin thẩm định.

    Ông Nadav Kidron, CEO của Oramed, khẳng định việc nghiên cứu được tiến hành kỹ lưỡng, cẩn thận. Ông cũng chắc chắn rằng việc dùng insulin đường uống vẫn thực sự có hiệu quả tốt.

     Ông Nadav Kidron giới thiệu viên insulin

    Ông Nadav Kidron giới thiệu viên insulin

    Các viên insulin này được bào chế bằng cách sử dụng một lớp bảo vệ bên ngoài để tránh bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa. Ngoài ra họ còn sử dụng một liều thật lớn, đề dù insulin có bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa thì vẫn còn một lượng đủ để ngấm vào được trong máu.

    Ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, các tế bào BETA ở tụy không sản xuất đủ insulin cho nhu cầu của cơ thể.

    Nguyên nhân chính xác gây ra đái tháo đường type 2 hiện nay vẫn chưa rõ, tuy nhiên có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này như lối sống kém lành mạnh và di truyền. Phần lớn các bệnh nhân đái tháo đường type 2 chỉ cần điều trị bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và dùng thuốc, chứ không cần phải tiêm insulin. Trên thế giới hiện nay có đến 400 triệu người bị đái tháo đường, 90% trong số đó là bị đái tháo đường type 2. Tuy nhiên vẫn có nhiều người bệnh bị đái tháo đường type 2 cần tiêm insulin để tránh tình trạng đường trong máu tăng cao.

    Cuộc thử nghiệm kéo dài 28 ngày, Oramed chọn 180 bệnh nhân đái tháo đường type 2, mà không còn đáp ứng tốt với Metformin, một loại thuốc đầu tay dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type 2.

    Trước khi đi ngủ, những người tình nguyện tham gia thử nghiệm được đùng insulin dạng viên, được gọi là ORMD-0801, hoặc dùng viên giả dược (Placebo), lượng đường huyết của họ được theo dõi trong đêm.

    Lượng đường huyết của những người được dùng insulin uống giảm 6,5% so với nhóm dùng giả dược.

    Ngoài ra, không có bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo, và những người dùng insulin cũng không bị hạ đường huyết xuống mức quá thấp.

    Theo Oramed, giai đoạn III thử nghiệm lâm sàng sẽ bắt đầu trong thời gian ngắn, và nếu những kết quả tích cực, insulin đường uống có thể thay thế một phần cho insulin tiêm trên những bệnh nhân đái tháo đường type 2.

    Ngoài sự tiện lợi và hạn chế đau đớn cho bệnh nhân, các nhà nghiên cứu tin rằng những viên thuốc insulin có thể tốt hơn cho bệnh nhân, vì nó giống với đường lưu thông của insulin tự nhiên trong cơ thể. Insulin tự nhiên sau khi được tuyến tụy sản xuất sẽ đến gan, rồi được đưa theo dòng máu đến toàn bộ cơ thể.

    Bác sĩ Miriam Kidron, người chủ trì nghiên cứu cho biết, khi chúng ta tiêm insulin, insulin sẽ đi thẳng vào dòng máu mà không qua gan trước, trong khi đó gan cũng cần insulin. Điều tuyệt vời của viên insulin là nó giống với insulin tự nhiên sau khi được sản xuất, sẽ qua gan rồi mới đi vào dòng máu.

    Bác sĩ Miriam Kidron (bên phải)
    Bác sĩ Miriam Kidron (bên phải)

    Nhưng bất chấp những kết quả đầy hứa hẹn cho bệnh nhân đái tháo đường type 2, insulin đường uống sẽ chưa thể dùng cho bệnh nhân đái tháo đường type 1

    Điểm khác biệt là do đái tháo đường type 1 là một bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào BETA (ở tụy) của cơ thể. Vì vậy, lượng đường trong máu bệnh nhân đái tháo đường type 1 tăng giảm thất thường, việc điều trị khá phức tạp, không đơn giản.

    Nhưng vẫn có hy vọng cho bệnh nhân đái tháo đường type 1, các nhà nghiên cứu gần đây đã nghiên cứu chế tạo một miếng dán nhỏ cấy vào da, hoạt động như tuyến tụy nhân tạo, chỉ cần gắn vào cánh tay để điều chỉnh nồng độ đường trong máu, bệnh nhân sẽ không đau đớn, không cần tiêm.

     Miếng dán cấy vào da dành cho bệnh nhân đái tháo đường type 1

    Miếng dán cấy vào da dành cho bệnh nhân đái tháo đường type 1

    Các miếng dán vẫn đang trong giai đoạn đầu nghiên cứu và phát triển, nhưng với những nghiên cứu đột phá mới, có thể sẽ có một tương lai tươi sáng cho bệnh nhân đái tháo đường.

    Theo sciencealert

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ