Thử trải nghiệm ảo giác đồng hồ ngừng chạy tại đây, bạn sẽ bất ngờ khi biết lý do của nó
Chiếc đồng hồ không hề hỏng, đó là do não bộ của bạn.
Có khi nào bạn liếc mắt nhìn đồng hồ, và thấy kim giây của nó dường như đã dừng lại lâu hơn 1 giây? Làm sao có thể thế được, bạn sẽ nghĩ rằng chiếc đồng hồ đã hết pin hoặc bị hỏng hóc đâu đó. Nhưng rồi chỉ một tích tắc sau, bạn đã thấy nó chạy bình thường và đều đặn trở lại.
Quả là bối rối phải không? Một chiếc đồng hồ được chế tạo để chạy những giây phút giống hệt nhau. Nhưng tại sao có khi bạn cảm thấy một giây như dừng lại và dài hơn một giây khác?
Thực ra, vấn đề không xảy ra với chiếc đồng hồ, mà nó nằm bên trong não bộ của bạn. Ít người biết được rằng chúng ta mất trung bình khoảng 40 phút ký ức thị giác mỗi ngày, vì sự ảnh hưởng của ảo giác "đồng hồ ngừng chạy".
Thử liếc mắt nhanh từ ngoài vào chiếc đồng hồ này, xem bạn có gặp ảo giác kim giây ngừng lại hay không?
Nhà thần kinh học Amelia Hunt từ Đại học Aberdeen, Scotland cho biết: Ảo giác ngưng trệ (hay còn có biệt danh là đồng hồ ngừng chạy) xảy ra bởi khả năng dự đoán rất nhạy bén của não bộ. Thực tế, não bộ luôn cho phép bạn đoán trước những gì bạn sẽ thấy, trước cả khi bạn nhìn vào chiếc đồng hồ hay bất kể vật thể nào khác.
Cơ chế dự đoán này giúp chúng ta làm mượt hình ảnh của thế giới bên ngoài, lúc mà mắt liếc xéo hay chuyển động quá nhanh. Nó tương tự công nghệ tần số quét ảo để đánh lừa thị giác của một số loại tivi trên thị trường.
Cụ thể, khi chúng ta di chuyển mắt, ảnh của mọi vật thể xung quanh sẽ chuyển vị trí trên võng mạc. Bởi tốc độ của một cú liếc mắt rất nhanh, theo lý mà nói, chúng ta chỉ có thể nhìn rõ ở điểm đầu và điểm cuối.
Hãy thử cầm một chiếc máy ảnh và lia, bạn sẽ thấy mọi hình ảnh giữa cú lia bị mờ. Não bộ thì không hề thích điều này. Nếu nó thu nhận loạt hình ảnh mờ đó từ cú liếc mắt, bạn nhất định sẽ thấy chóng mặt và bị mất phương hướng.
Cơ chế của ảo giác đồng hồ ngưng chạy
Bởi vậy, bộ não đã tạo ra một phương án đối phó. Khi bạn nhìn thế giới xung quanh, vỏ não thị giác đã tạo sẵn một bản đồ các vật thể xung quanh. Nó cho phép bạn dự đoán trước các khung hình sẽ xuất hiện ở điểm cuối của một cú lia mắt.
Tất cả các hình ảnh mờ sẽ đều bị bộ não xóa bỏ và thay vào đó bằng hình ảnh ở điểm cuối cùng. Bởi vậy, vào thời điểm bạn liếc nhìn chiếc đồng hồ, thực ra não bộ đã tẩy khoảng thời gian di chuyển trước đó của kim giây và bù thêm vào một số khung hình chiếc kim giây dừng lại.
Kết quả là bạn gặp ảo giác thời gian ngưng trệ.
Mỗi khoảng thời gian ngưng trệ kéo dài trung bình 39 mili giây
Một thực tế, não bộ luôn xóa đi một khoảng kí ức giữa những cú liếc mắt, dù bạn có nhìn vào đồng hồ hay không. Nghiên cứu chỉ ra những khoảng kí ức đó chỉ kéo dài trung bình 39 mili giây. Nhưng cộng chúng lại suốt cả ngày, bạn có thể mất tới 40 phút trong ký ức thị giác.
Có vẻ như bạn sẽ thấy khá thiệt thòi bởi 40 phút là rất đáng giá. Nhưng hãy cân nhắc, đó là cái giá phải trả cho một cảm giác nhìn tốt hơn. Sẽ chẳng ai muốn sống 24 tiếng 40 phút mỗi ngày trong trạng thái chóng mặt và mất phương hướng phải không?
Tổng hợp
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI