Thủ tướng cho phép thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (mobile money).
- Người Việt đang chuộng thanh toán không tiền mặt: Số người thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại tăng 42%, tổng giao dịch thẻ tín dụng, visa tăng 39%
- Tham vọng thành siêu ứng dụng của Facebook lớn cỡ nào: Người dùng sẽ lướt mạng xã hội, nhắn tin, mua sắm, chuyển tiền mà không cần rời khỏi app
- Tâm lý học: Tại sao việc tiêu tiền khiến chúng ta vui vẻ và hạnh phúc?
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 84 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 .
Một trong những nội dung đáng chú ý là đồng ý cấp phép thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (mobile money). "Cấp phép thí điểm theo quyết định của Thủ tướng về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (mobile money)", Nghị quyết nêu.
Nghị quyết của Chính phủ có hiệu lực ngay từ ngày ký. Như vậy, với sự đồng ý của Chính phủ, người dân sắp có thể thanh toán không tiền mặt mà không cần phải có tài khoản ngân hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia, khi mobile money được triển khai sẽ là một cú hích với thanh toán không tiền mặt, đặc biệt ở khu vực vùng sâu vùng xa.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đồng ý giảm 50% phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo đó, lệ phí trước bạ với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50% tới hết năm 2020, nhằm kích cầu tiêu dùng mặt hàng này sau COVID-19.
Cùng đó, các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước phát sinh từ tháng 3 cũng được gia hạn nộp thuế đến hết năm 2020. Chính phủ giao các bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi quy định thuế tiêu thụ đặc biệt hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước.
Việc giảm phí trước bạ không giúp giảm giá xe nhưng sẽ giảm các chi phí để xe lăn bánh. Hiện lệ phí trước bạ dao động theo khung 10-15% tuỳ điạ phương.
Ngoài ra, Nghị quyết 84 của Chính phủ còn đưa ra loạt giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn khác. Cụ thể, giảm 15% tiền thuê đất phải nộp năm 2020 với doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang thuê đất trực tiếp từ nhà nước, nhưng phải ngừng kinh doanh do ảnh hưởng bởi COVID-19.
Với hàng không, các doanh nghiệp hàng không được miễn phí bảo lãnh phát sinh trong năm 2020 với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, còn dư nợ đến 31/12/2019; giảm 50% giá cất, hạ cánh tàu bay và giá dịch vụ điều hành bay đi, đến với các chuyến bay nội địa trong 6 tháng (tháng 3-9). Ngoài ra, các dịch vụ chuyên ngành hàng không do Nhà nước quy định khung giá sẽ áp dụng giá 0 đồng đến hết tháng 9.
Doanh nghiệp được phép hạch toán khoản đóng góp, ủng hộ phòng, chống COVID-19 vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Riêng doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được giảm 2% lãi suất vay từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương