Google Pixel quá tốt và đó là tin rất xấu cho Samsung và tất cả các hãng điện thoại Android khác

    TVD,  

    Sắp tới, thế giới smartphone rất có thể sẽ được chia thành 3 thế lực khác nhau. Đó là Apple với iPhone và iOS, Google với Pixel và Android độc quyền, cuối cùng là các nhà sản xuất smartphone khác với hệ điều hành Android mã nguồn mở.

    Cuộc chiến giữa iPhone và smartphone Android đã xưa rồi, giờ đây thế giới công nghệ còn chứng kiến một cuộc chiến giữa Google và phần còn lại của hệ sinh thái Android. Phần còn lại đó chính là các nhà sản xuất smartphone Android, như Samsung, những kẻ muốn biến Android thành của riêng mình.

    Thế nhưng Google đã đáp trả tham vọng đó bằng cách ra mắt một chiếc smartphone của riêng mình và sở hữu hệ điều hành Android vô cùng đặc biệt. Đó là hệ điều hành Android được tích hợp những tính năng độc quyền của Google, mà không một chiếc smartphone Android nào khác có.

     Miếng bánh Android đang được chia cho rất nhiều hãng smartphone khác nhau.

    Miếng bánh Android đang được chia cho rất nhiều hãng smartphone khác nhau.

    Chính vì vậy mà mối đe dọa lớn nhất đối với Samsung và các nhà sản xuất smartphone Android ở thời điểm hiện tại, là Google Pixel chứ không phải là iPhone của Apple. Đặc biệt là khi Pixel nhận được đánh giá rất cao của hầu hết các trang tin công nghệ trên thế giới.

    Pixel được đánh giá là chiếc smartphone Android tốt nhất hiện nay, đặc biệt là về camera, các tính năng độc quyền và ứng dụng trợ lý ảo Google Assistant. Do đó mà Google càng có nhiều lý do để tiếp tục phát triển dòng smartphone này và hệ điều hành Android của riêng mình.

    Một khi điều đó xảy ra, có thể Google sẽ bỏ rơi hoặc có thể ít quan tâm hơn đến hệ điều hành Android mà các hãng smartphone khác đang sử dụng. Hệ điều hành Android sẽ bị phân chia thành 2 phần, Android độc quyền của Google và phần còn lại.

     Nhưng Google sẽ chấm dứt điều đó và giữ lại cho mình những tính năng độc quyền.

    Nhưng Google sẽ chấm dứt điều đó và giữ lại cho mình những tính năng độc quyền.

    Khi đó, chắc chắn người dùng sẽ có sự so sánh. Các tính năng mới hấp dẫn, các bản vá hay bản cập nhật sớm nhất sẽ chỉ có trên Pixel của Google. Vì vậy mà ngay cả khi Samsung có ra mắt những chiếc Galaxy đẹp nhất, mạnh nhất, mà thiếu đi những tính năng hấp dẫn, thì cũng khó lòng có thể cạnh tranh được.

    Trong khi đó, Google lại đang xây dựng một hệ sinh thái khép kín giống như iOS. Bằng chứng có thể thấy rõ đó là ứng dụng trợ lý ảo Google Assistant có thể được đồng bộ nhưng chỉ sử dụng được trên các thiết bị của Google.

    Cũng giống như Apple xây dựng hệ sinh thái iOS khép kín, nó làm cho người dùng bắt buộc phải sử dụng máy tính, laptop, smartphone, tablet, smartwatch và cả các dịch vụ của Apple. Nếu Google có thể làm được điều đó, họ sẽ khiến người dùng gắn bó với một sản phẩm hoặc dịch vụ của Google, sẽ tiếp tục tìm đến các sản phẩm khác của gã khổng lồ này.

     Người dùng sẽ phải gắn bó với các sản phẩm của Google và hệ sinh thái Android độc quyền.

    Người dùng sẽ phải gắn bó với các sản phẩm của Google và hệ sinh thái Android độc quyền.

    Khi Android độc quyền của Google trở thành hệ sinh thái khép kín, những người đã gắn bó với nó sẽ khó lòng tìm đến những sản phẩm của các hãng khác. Đó là một chiến lược thông minh, có thể giúp Google trở thành đối trọng với Apple. Nhưng vô tình sẽ khiến các hãng smartphone Android khác trở nên đuối sức trong cuộc chiến này.

    Sắp tới, thế giới smartphone rất có thể sẽ được chia thành 3 thế lực khác nhau. Đó là Apple với iPhone và iOS, Google với Pixel và Android độc quyền, cuối cùng là các nhà sản xuất smartphone khác với hệ điều hành Android mã nguồn mở.

    Xét qua 3 thế lực này, thật khó để cho các nhà sản xuất smartphone khác có cơ hội cạnh tranh với cả Google lẫn Apple. Để làm được điều đó, họ sẽ lại phải đầu tư vào phát triển hệ điều hành, các tính năng mới.

    Thế nhưng những bài học trước đây vẫn còn đó, giống như khi Samsung phát triển hệ điều hành Tizen của riêng mình để hy vọng có thể thoát ra khỏi Android. Kết cục vẫn chỉ là thất bại, có lẽ các nhà sản xuất smartphone đều không giỏi trong việc tự phát triển một hệ điều hành di động, hay chỉ đơn giản là những tính năng mới.

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ