Thương hiệu 28 năm tuổi trong làng viễn thông: Từ đưa Internet phổ cập Việt Nam tới phóng vệ tinh lên không gian
Quá trình số hóa, phổ cập công nghệ tới người dân là một thành phần quan trọng để phát triển đất nước. Đồng hành với quá trình này ngay từ những ngày đầu là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
28 năm ‘số hóa’ Việt Nam
Đối với nhiều người, VNPT đã ‘ở đây’ từ lúc sinh ra nên không phải ai cũng biết về lịch sử phát triển của tập đoàn này. Tiền thân của VNPT là Tổng cục Bưu điện, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập vào tháng 10/1992. Lúc này, hình thức hoạt động của Tổng công ty cũng đã có những sự thay đổi, dần trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh, quản lý khai thác và cung cấp dịch vụ.
Tới tháng 4 năm 1995, nhận thấy rõ tiềm năng và vai trò chủ đạo của Tổng Công ty, Chính phủ quyết định thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam theo mô hình Tổng Công ty 91 trực thuộc Chính phủ với tên giao dịch quốc tế viết tắt là VNPT.
Chính phủ đã ra quyết định bổ nhiệm ông Đỗ Trung Tá giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT VNPT. Cũng trong năm này, Chính phủ đã quyết định cho thành lập một số doanh nghiệp mới khác cùng kinh doanh trên thị trường BCVT và CNTT như: Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội - Viettel; Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài gòn - SPT…
Cũng chỉ trong năm thành lập, VNPT đã có tới 742.000 thuê bao điện thoại, đưa mật độ điện thoại của Việt Nam lên 1 máy/100 dân. Với con số này, lần đầu tiên mạng viễn thông Việt Nam có tên trên bản đồ viễn thông thế giới. Tới tháng 8/1996, Việt Nam đã cán mốc 1 triệu thuê bao điện thoại và trở thành 1 trong 60 nước có mạng điện thoại trên 1 triệu thuê bao. Năm 1996 cũng đánh dấu sự ra đời mạng di động VinaPhone - mạng di động sử dụng công nghệ GSM thứ hai của VNPT.
Tháng 11 năm 1997 là một cột mốc lớn của VNPT cũng như trong quá trình số hóa của cả nước khi Tổng công ty chính thức khai trương mạng Internet. Cũng trong năm 1997, Học viện CNBCVT được thành lập trực thuộc VNPT. Học viện với chức năng vừa nghiên cứu khoa học, vừa đào tạo cấp đại học và trên đại học cho VNPT và cho ngành Bưu điện.
Tới năm 2000, VNPT bắt đầu triển khai thí điểm tách bưu chính và viễn thông. Đây là bước đi sớm và cần thiết để thúc đẩy cả hai lĩnh vực cùng phát triển mạnh hơn, hạch toán rõ giữa phục vụ công ích với kinh doanh và là một trong những điều kiện cơ bản cho việc thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông.
Con số về lượng thuê bao vẫn tăng một cách chóng mặt, từ 2.5 triệu thuê bao trong năm 1999, lên tới 5 triệu thuê bao vào 2002, 7 triệu thuê bao trong năm 2003 và nhanh chóng cán mốc 10 triệu thuê bao, đạt mật độ 12.7 máy/100 dân vào 2004.
Kết thúc năm 2005, mạng điện thoại của VNPT đạt con số trên 13,2 triệu thuê bao, đạt mật độ 15,8 máy/100 dân, vượt gần gấp đôi chỉ tiêu mà Đại hội IX của Đảng đề ra cho năm 2005 là từ 7-8 máy/100 dân. Tổng số thuê bao Internet của VNPT đạt hơn 1,3 triệu thuê bao chiếm 44,5% thị phần Internet của Việt Nam, là ISP lớn nhất trong số 7 ISP đang khai thác Internet.
Phóng vệ tinh đầu tiên của Việt Nam lên vũ trụ
Nói về những thành tựu của VNPT, ta không thể bỏ qua VINASAT-1 - vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam. Đây là một dự án đã được nghiên cứu từ tháng 9 năm 1998, nhưng do những khó khăn nên tới tháng 10 năm 2005 mới được Thủ tướng Chính phủ thông qua, giao cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư cho dự án này lên tới gần 300 triệu USD.
Vào 22 giờ 17 phút ngày 18 tháng 4 năm 2008, dự án vệ tinh VINASAT-1 được phóng vào vũ trụ vào vị trí quỹ đạo 132 độ Đông. Vệ tinh này có tầm bao phủ toàn đất nước Việt Nam, miền đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên các nước Đông Nam Á, Úc, Biển Đông và một phần Myanmar.
Vệ tinh được dùng để cung cấp dịch vụ đường truyền vệ tinh để phát triển các dịch vụ ứng dụng như dịch vụ thoại, truyền hình, thông tin di động, truyền số liệu, Internet, các dịch vụ đào tạo và y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân trên biển, dự báo thời tiết, đảm bảo an ninh quốc phòng... Đặc biệt cung cấp đường truyền thông tin cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt, đường truyền cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo mà các phương thức truyền dẫn khác khó vươn tới được.
Đến tháng 12 năm 2009, VNPT tiếp tục làm chủ đầu tư của dự án vệ tinh VINASAT-2 có tổng kinh phí khoảng từ 260 - 280 triệu USD, và đã được phóng thành công vào 5 giờ 13 phút (giờ Hà Nội) ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại bãi phóng Kourou ở Guyana bằng tên lửa Ariane-5 ECA.
Đây đều là những thành tựu lớn của Việt Nam nói chung cũng như ngành viễn thông của nước nhà nói riêng, và sự thành công của chúng phần lớn nằm ở sự vận hành của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Mạng lưới kinh doanh
VNPT VinaPhone triển khai hơn 1.000 điểm giao dịch, 103.000 điểm ủy quyền/điểm bán hàng trải khắp 63 Tỉnh/Thành phố, dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng, từ học sinh, sinh viên tới nhân viên văn phòng, hộ gia đình, từ thành thị tới nông thôn.
Bên cạnh các sản phẩm chính bao gồm các gói cước điện thoại di động, điện thoại cố định, Internet, truyền hình thì Tập đoàn VNPT còn có các ứng dụng hỗ trợ khách hàng:
- Ứng dụng My VNPT là ứng dụng self-care với nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn giới thiệu các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhóm khách hàng cá nhân thông qua phân tích nhu cầu người dùng, hỗ trợ thanh toán cước viễn thông, nạp thẻ điện thoại và tư vấn tiếp nhận khiếu nại
- Ứng dụng VNPT Money là giải pháp thanh toán không tiền mặt đơn giản, an toàn, tiện lợi với nhiều hình thức như qua Mobile Money, Ví điện tử, Tài khoản ngân hàng, đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán hàng ngày và phù hợp cho mọi đối tượng khách hàng.
- Chatbot AMI là chatbot ứng dụng công nghệ AI và Big Data vào chăm sóc khách hàng, tự động nhận biết nội dung hội thoại để tư vấn và đưa ra câu trả lời hữu ích cho khách hàng. Chatbot sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/7.
Các giải thưởng danh giá
Nỗ lực đưa công nghệ truyền thông di động, mạng Internet tới mọi nẻo đường của ‘mảnh đất hình chữ S’ đã giúp Tập đoàn VNPT nhận được những giải thưởng danh giá. Công ty nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2009, Giải thưởng quốc tế "Băng rộng thay đổi cuộc sống" năm 2011, Được International Finance Magazine (IMF) bình chọn và trao giải thưởng "Nhà cung cấp băng rộng tốt nhất Việt Nam năm 2017" và "Nhà cung cấp các dịch vụ ICT tốt nhất Việt Nam 2017" và Top 3 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2018 do Forbes Việt Nam trao tặng.
Theo bảng xếp hạng Top 150 nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2020 (Telecoms 150) do Brand Finance - Tổ chức chuyên xếp hạng thương hiệu có trụ sở ở London UK công bố, VNPT có giá trị thương hiệu tăng ấn tượng nhất với tốc độ tới 42% và đạt con số 2,4 tỷ USD. Thương hiệu của VNPT cũng tăng 17 bậc, từ vị trí 72 năm 2019 tăng lên vị trí 55.
VNPT vinh dự được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) trao Danh hiệu Sao Khuê 2020 cho 8 sản phẩm, giải pháp phần mềm thương mại tiêu biểu trong các lĩnh vực Chính phủ điện tử, quản lý doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ mới trong cuộc CMCN 4.0…VNPT tiếp tục được vinh danh tại Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế 2020 (International Business Awards - IBA Stevie Awards) với 5 giải thưởng lớn dành cho các giải pháp chính phủ điện tử.
Bình chọn cho VNPT hoặc bất cứ thương hiệu nào quý độc giả cảm thấy xứng đáng với danh hiệu "Thương hiệu bền vững nhờ Đổi mới sáng tạo" thuộc giải thưởng Better Choice Awards:
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tỷ phú Jensen Huang thắng giải thưởng 3 triệu USD ở Việt Nam: “Tôi đại diện cho các đồng nghiệp tại NVIDIA”
CEO Nvidia Jensen Huang vừa được vinh danh là đồng chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture 2024.
Trẻ em sẽ làm bài tập về nhà ra sao trong kỷ nguyên của ChatGPT? "Bố già AI" và Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đưa ra giải pháp