Thương mại hoá 5G năm 2020, Việt Nam sẽ chủ động đi đầu cùng với thế giới về công nghệ
Theo Chỉ thị 01 của Bộ TT&TT về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, mạng 5G sẽ được triển khai thương mại cùng những nước đầu tiên trên thế giới. Từ nay, Việt Nam sẽ chủ động đi đầu cùng với thế giới về mặt công nghệ.
- Việt Nam sẽ tắt mạng 2G vào năm 2022, thương mại 5G trong năm 2020
- OPPO tập trung phát triển công nghệ ứng dụng 5G, đầu tư mạnh mẽ vào thị trường APAC và Việt Nam
- Đại tiệc mua sắm 12/12: iPhone 7 Plus, Galaxy S10 5G giảm đến 900 nghìn đồng tại XTmobile
- Intel đổ tại hành vi của Qualcomm đã khiến họ phải rút khỏi lĩnh vực chip modem 5G
- Apple đặt mục tiêu cao vời vợi cho iPhone 12: bán được 80 triệu máy nhờ chip 5nm, 5G
Bộ TT&TT sẽ tạo điều kiện, tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, thực hiện sứ mệnh đầu tư nghiên cứu hướng đến mục tiêu thương mại hoá 5G vào năm 2020.
Bộ TT&TT cũng sẽ chủ động xây dựng lộ trình, phương án loại bỏ công nghệ di động 2G từ năm 2022, đồng thời tiến hành đấu giá, cấp giấy phép băng tần di động 2.6 Ghz để nâng cao chất lượng mạng lưới, tốc độ dịch vụ thông tin di động.
Chỉ thị cũng cho rằng, 5G là hạ tầng rất quan trọng của kinh tế số, xã hội số, do đó việc làm chủ thiết bị 5G có ý nghĩa chiến lược quốc gia và Việt Nam cũng là một trong số ít nước trên thế giới có thể sản xuất được thiết bị 5G. Vì thế, Bộ TT&TT sẽ tạo điều kiện, tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, thực hiện sứ mệnh đầu tư nghiên cứu hướng đến mục tiêu thương mại hoá 5G vào năm 2020.
Chỉ thị 01 cũng nhấn mạnh việc các doanh nghiệp viễn thông phải đảm nhiệm thêm vai trò và trách nhiệm là nền tảng của hạ tầng số, thanh toán số, mobile money, hạ tầng cho chuyển đổi số, phải làm chủ các công nghệ nền tảng cho chuyển đổi số như công nghệ 5G, IoT, Big Data, AI.... Các doanh nghiệp viễn thông mang trong mình sứ mạng của doanh nghiệp nền tảng với trách nhiệm xã hội bảo đảm một nền tảng viễn thông cũng như các nền tảng khác chạy trên mạng viễn thông phải sạch.
Bên cạnh đó, việc xử lý các loại "rác" viễn thông như SIM "rác", tin nhắn "rác", thoại "rác", thư "rác"... là trách nhiệm người đứng đầu các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông để phát triển thị trường bền vững và lành mạnh.
Bộ TT&TT cũng sẽ xây dựng chương trình cung cấp dịch vụ VTCI giai đoạn 2021-2025 bảo đảm phủ sóng 4G, 5G, phổ cập điện thoại thông minh và dịch vụ công trực tuyến.
Ngoài ra, các nhiệm vụ khác của Bộ TT&TT trong năm 2020 đối với lĩnh vực viễn thông bao gồm: Sửa Luật Viễn thông, Luật Tần số Vô tuyến điện; Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quyết định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số, kho số viễn thông, tên miền Internet; Ban hành Thông tư về Quy hoạch băng tần 700 Mhz, 2.6/2.8 Ghz và 3.5 Ghz; Nâng tỷ lệ chuyển mạng giữ số thành công đạt 90%; Hoàn thành Đề án Số hoá truyền hình mặt đất theo đúng lộ trình...
Năm 2020, việc nâng bậc và cải thiện thứ hạng đối với lĩnh vực viễn thông cũng sẽ được chú trọng: Chỉ số phát triển CNTT-TT (IDI) theo đánh giá của ITU lên thứ hạng từ 80 đến 85; Tiêu chí ứng dụng CNTT-TT trong Báo cáo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Cuối cùng, Chỉ thị 01 cũng khẳng định, các cơ quan, tổ chức cần tập trung triển khai các nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2020, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín