Thụy Sĩ mở cửa đường hầm dài kỷ lục 57km, sâu 2,3km xuyên dãy Alps

    TVD,  

    Tuyến đường hầm này dài 57km và sâu 2,3km so với mặt đất. Nó mất tới 12 tỷ USD và 17 năm để xây dựng, trong quá trình đó có 9 công nhân đã thiệt mạng.

    Sau gần 2 thập kỷ, dự án đường hầm sâu nhất và dài nhất thế giới xuyên dãy Alps tại Thụy Sĩ đã chính thức mở cửa có tên gọi Gotthard. Với chiều dài lên đến 57km, đường hầm của Thụy Sĩ chính thức vượt mặt đường hầm đường sắt Seikan của Nhật Bản với chiều dài 53,9km.

    Dự án vô cùng táo bạo này hứa hẹn sẽ làm thay đổi ngành giao thông vận tải và vận chuyển hàng hóa của Châu Âu.

    Để có thể xây dựng được đường hầm dài nhất và sâu nhất thế giới, Thụy Sĩ đã phải bỏ ra số tiền 12 tỷ USD và xây dựng trong vòng 17 năm.

    Với độ sâu 2,3km dưới mặt đất, các nhà thi công đã phải đào xuyên qua 73 loại đất đá khác nhau. Một số loại đá rất cứng và khó có thể xuyên qua được như granite, trong khi một số loại đá lại mềm như đường.

    Chính điều đó đã khiến cho việc thi công gặp rất nhiều khó khăn, do phải thay đổi phương pháp cho phù hợp với từng loại đất đá khác nhau. Trong quá trình đào đường hầm, đã có 28 triệu đất đá được khai thác và 9 công nhân thiệt mạng.

    Vào ngày hôm qua, đường hầm này đã chính thức được mở cửa. Nó sẽ nối liền tuyến đường sắt chính giữa Rotterdam tại Hà Lan và Genoa tại Italy. Tuy nhiên sẽ phải đợi đến cuối năm nay thì hệ thống tàu hỏa mới chính thức được hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

    Với đường hầm xuyên dãy Alps, các tuyến tàu hỏa sẽ không phải đi theo những con đường vòng vèo qua các ngọn núi. Thay vào đó, có thể đi một đường thẳng xuyên qua dãy núi giúp tiết kiệm thời gian một cách đáng kể.

    Tham khảo: bbc

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày