(NLĐO) -Tỉ phú Elon Musk có khả năng không được phép mua lại Twitter khi chính phủ Mỹ lo ngại thương vụ này có thể gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
Tỉ phú Elon Musk - người giàu nhất thế giới, theo Tạp chí Forbes - đang trong giai đoạn làm thủ tục pháp lý để hoàn tất thương vụ thâu tóm mạng xã hội khổng lồ Twitter với giá 44 tỉ USD. Kế hoạch này được hỗ trợ bởi một số nhà đầu tư nước ngoài như quỹ đầu tư quốc gia Qatar và sàn giao dịch tiền mã hóa Binance.
Theo Bloomberg, những cái tên trên khiến giới chức Nhà Trắng lo ngại có thể gây ảnh hưởng tới an ninh nước Mỹ.
Trong bối cảnh đó, chính phủ Mỹ được cho là đang thảo luận đánh giá mức độ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của một số dự án liên quan tỉ phú Elon Musk, bao gồm cả thương vụ mua lại Twitter.
Tỉ phú Elon Musk có thể không được phép mua lại Twitter theo quyết định của giới chức Mỹ. Ảnh: Reuters
Việc xem xét đánh giá các mối đe dọa tiềm ẩn này do Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) thực hiện. Đây cơ quan chuyên đánh giá các hoạt động mua bán, sáp nhập để xác định mối đe dọa tiềm ẩn với an ninh nước Mỹ. Nếu cảm thấy cần thiết, CFIUS có thể đề xuất tổng thống Mỹ can thiệp để ngăn chặn dự án.
Do đó, nếu thương vụ thâu tóm Twitter được đánh giá "có vấn đề", CFIUS sẽ đề xuất Tổng thống Joe Biden ra lệnh đình chỉ. Đây là điều mà tỉ phú Elon Musk từng mong muốn cách đây vài tháng khi thể hiện rõ ý định "quay xe".
Một số nguồn tin khẳng định công việc đánh giá của CFIUS đã được bắt đầu. Theo đó, không chỉ vụ mua lại Twitter mà dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX (do ông Musk điều hành) cũng có thể nằm trong diện cần đánh giá.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"