TikTok sẽ thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn việc đăng các thông điệp chính trị có trả phí trên ứng dụng chia sẻ video dạng ngắn này.
- TikTok xuất hiện ngày càng nhiều thông tin sai lệch
- Bí quyết chốt đơn chục tỷ/tháng của người bán dòng xe Đức trên TikTok
- Sốc trên TikTok: Đừng thờ ơ với những thử thách độc hại, nạn nhân có thể là người thân của bạn!
- Mạng xã hội TikTok 'tấn công' thị trường Bỉ
- Làm video TikTok triệu view về xe điện VinFast, thanh niên nước ngoài nhận mưa lời khen từ cộng đồng mạng Việt Nam
Thông báo trên được Tik Tok đưa ra trong bối cảnh nền tảng trực tuyến này đẩy mạnh "thanh lọc" thông tin chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ.
Theo TikTok, công ty này sẽ tiến hành một cuộc họp với những người sáng tạo nội dung để thông báo về việc đăng tải các nội dung chính trị có trả phí sẽ đi ngược lại chính sách hoạt động của ứng dụng.
Trong một phát biểu với báo giới ngày 17/8, ông Eric Han - người phụ trách các chính sách đảm bảo an ninh của TikTok tại Mỹ - khẳng định: “Chúng tôi coi đây là một vấn đề cần giải quyết từ năm 2020. Một khi chúng tôi phát hiện những bài đăng này..., chúng tôi sẽ xóa bỏ chúng khỏi nền tảng".
Ông Eric Han cho biết các đơn vị chức năng của TikTok sẽ theo dõi các dấu hiệu về việc được trả tiền để đăng tải các nội dung chính trị và công ty cũng sẽ dựa vào các đối tác bên ngoài để sàng lọc các bài viết vi phạm.
Các nhà phê bình và các nhà lập pháp cáo buộc TikTok cùng các nền tảng truyền thông xã hội khác như Meta hay Twitter không nỗ lực ngăn chặn các thông tin chính trị sai lệch hoặc có nội dung gây chia rẽ. Mặc dù TikTok đã cấm các quảng cáo chính trị từ năm 2019, nhưng các chiến lược gia cho chiến dịch tranh cử đã phớt lờ lệnh cấm này bằng cách trả tiền để những tài khoản có tầm ảnh hưởng lớn giúp họ truyền bá các tư tưởng chính trị.
Trước khi TikTok đưa ra thông báo trên, Meta - công ty sở hữu mạng xã hội Facebook và ứng dụng Instagram - ngày 16/8 cũng cho biết sẽ hạn chế các nhà quảng cáo chính trị chạy quảng cáo mới một tuần trước khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ diễn ra. Chính sách tương tự cũng đã được Meta áp dụng vào năm 2020.
Trong khi đó, Twitter cũng đang lên kế hoạch siết chặt kiểm soát thông tin trước thềm cuộc bầu cử tại Mỹ, với việc áp dụng trở lại quy định gắn nhãn cho các bài có nội dung dễ gây hiểu nhầm và chèn các thông tin đáng tin cậy vào dòng thời gian, để qua đó bác bỏ các tuyên bố sai sự thật.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tỷ phú Jensen Huang thắng giải thưởng 3 triệu USD ở Việt Nam: “Tôi đại diện cho các đồng nghiệp tại NVIDIA”
CEO Nvidia Jensen Huang vừa được vinh danh là đồng chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture 2024.
Trẻ em sẽ làm bài tập về nhà ra sao trong kỷ nguyên của ChatGPT? "Bố già AI" và Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đưa ra giải pháp