TTO - Loài cá mắt trống quý hiếm theo dõi con mồi bằng đôi mắt cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng được bao bọc trong cái đầu nhìn xuyên thấu.
- Không chỉ có sa mạc, hóa ra nơi này còn cất giấu cả 'trái tim của Trái đất'
- Cá voi sát thủ 'nổi điên' tấn công liên tiếp tàu bè, đâm chìm cả một chiếc thuyền buồm
- Hóa ra Trung Quốc đã từng tồn tại nhiều loài tê giác hơn cả Châu Phi
- Đăng ảnh xúc xích nhưng nói là ảnh sao do kính viễn vọng James Webb chụp được, nhà khoa học Pháp đánh lừa cả cộng đồng mạng
- Trên bể cá, dưới PC, đây là chiếc case dành cho game thủ yêu thủy sinh
Trong một khu vực nào đó của đại dương xanh thẳm, ẩn mình dưới độ sâu từ 600m đến 800m dưới mực nước biển là những chú cá đang ngước nhìn lên phía trên qua cái đầu trong suốt của chúng.
Ấn tượng thêm nữa là đôi mắt của chúng như những hạt ngọc lục bảo đầy mê hoặc. Loài cá này thường được gọi là cá mắt trống (tên khoa học: Macropinna microstoma).
Đôi mắt màu lục của chúng hoạt động như một loại kính râm, giúp chúng theo dõi con mồi. Đại dương bao la rộng lớn là thế nhưng không một nơi nào là đủ an toàn cho các loài sinh vật.
Một số chúng thường ẩn náu trong làn nước bằng chiếc bụng phát sáng của mình, dùng để ngụy trang và bảo vệ chúng. Các con mồi phát quang sinh học rất khó bị phát hiện trong điều kiện ánh sáng mặt trời hắt xuống qua mặt biển tạo một cái bóng xanh mờ. Nhưng loài cá mắt trống đã đi trước một bước.
Ông Bruce Robison - nhà sinh vật học biển sâu tại Viện Nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey ở California (Mỹ) - cho biết sắc tố mắt của cá mắt trống cho phép chúng phân biệt giữa ánh sáng mặt trời và phát quang sinh học. Nó giúp loài cá này có thể nhìn rõ những con vật đang cố gắng ẩn mình.
Đôi mắt hình ống của cá mắt trống cực kỳ nhạy cảm và hấp thụ nhiều ánh sáng, rất hữu ích ở độ sâu tối như hũ nút.
Trong lúc quan sát một con cá mắt trống sống dưới đáy biển sâu, Bruce Robison phát hiện ra một thứ khác mà các nhà khoa học trước đây dường như đã bỏ qua.
"Loài cá này có 'mái che' che mắt giống như một chiếc máy bay chiến đấu", ông đề cập đến phần trước trong suốt của cá mắt trống.
Ông cho rằng mái che này có thể giúp bảo vệ mắt của chúng khi chúng ăn những xúc tu châm chích của siphonophores - loài lai tạp giữa sứa biển và san hô, trôi nổi giữa đại dương với những sợi xúc tu dài và chết chóc, giống một tấm lưới thả trôi chỉ chực chờ con mồi tiến vào.
Người ta đã tìm thấy hỗn hợp nhiều loại thức ăn trong dạ dày của cá mắt trống, bao gồm cả xúc tu của siphonophores. Chiến thuật của chúng có thể là bơi tới chỗ các xúc tu và gặm nhấm con mồi nhỏ bị mắc kẹt ở đó, sử dụng tấm khiên trong suốt để bảo vệ đôi mắt xanh của chúng khỏi bị xúc tu làm hại.
Để tìm thấy loài cá kỳ lạ này trong tự nhiên không phải là điều dễ dàng. Trong suốt sự nghiệp 30 năm của mình, Bruce Robison cho biết ông chỉ nhìn thấy con cá dài 15cm này vỏn vẹn 8 lần. "Chúng tôi dành rất nhiều thời gian để khám phá dưới đó, vì vậy tôi có thể tự tin nói rằng chúng khá hiếm", nhà khoa học khẳng định.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4