Tin được không, bạn có thể chụp ảnh chân dung độ phân giải 1.400 MP ở tiêu cự 14 mm F/0.2 dễ dàng
Nghe có vẻ sai sai với ảnh chân dung độ phân giải khủng và khẩu độ "không tin được" F/0.2 nhưng nó hoàn toàn có thật.
Youtuber nổi tiếng kiêm nhiếp ảnh gia Tony Northup vừa có một bài hướng dẫn vận dụng phương pháp Brenizer khi chỉ với một ống kính tele chuyên chụp chân dung có thể tạo nên bức ảnh như được chụp bằng ống kính siêu rộng (Ultra Wide) có khẩu độ mở siêu lớn.
Phương pháp Brenizer được sáng tạo bởi nhiếp ảnh gia tên Ryan Brenizer. Hiểu đơn giản đây là cách để một tấm ảnh panorama mang phong cách ảnh chụp chân dung với đầy đủ yếu tố quen thuộc như DOF mỏng, có bokeh…
Trong bài, Tony dùng lens Nikon 105 mm F/1.4E, một ống kính chuyên dùng cho thể loại chân dung. Bắt đầu bằng việc dùng một ống kính góc rộng (nếu có) hoặc đơn giản dùng chính smartphone của bạn (vốn thường được trang bị sẵn ống kính góc rộng) để dễ mường tượng ra khung hình cuối cùng bạn chụp được.
Dùng smartphone hoặc ống kính góc rộng để mường tượng ra khung ảnh mà bạn sẽ chụp ra
Sau đó với các kỹ thuật tương tự việc chụp ảnh panorama như chuyển sang chế độ M để các bức ảnh có độ đồng nhất về ánh sáng, màu sắc cũng như khóa nét (lấy nét vào mẫu). Các khung hình trước và sau phải có phần trùng từ 30 - 50% diện tích tấm ảnh. Cố định tại một chỗ, bạn chỉ việc chụp lại khung cảnh từ mẫu cho tới xung quanh mẫu. Tùy vào việc muốn bức ảnh rộng đến đâu mà bạn chụp nhiều hay ít ảnh.
Chụp mẫu xong rồi thì bạn chụp bối cảnh chung quanh thế này đây
Sau khi chụp xong, bạn sẽ bắt đầu ghép tất cả chúng lại bằng ứng dụng. Trong hướng dẫn, Tony khuyên mọi người dùng Image Composite Editor hoàn toàn miễn phí của Microsoft. Ứng dụng này ghép ít lỗi cũng như không bị giới hạn về kích thước bức ảnh tối đa như trong tính năng Photo Merge trong Lightroom.
Ứng dụng Image Composite Editor hỗ trợ tạo nên những bức ảnh panorama rất mạnh mẽ nhưng lại hoàn toàn miễn phí
Theo Tony tính toán, thành quả mà nhiếp ảnh gia này chụp ra có độ rộng và trường ảnh tương đương với ống kính 14 mm F/0.2 chụp ra, đồng thời độ phân giải đạt mức 1.400 MP. Nếu đem in ra, bạn sẽ có bức ảnh to tới 3 mét ngang/dọc ở mức 300 dpi.
Và đây là kết quả Tony chụp ra, nhìn rất ấn tượng đúng không
"Kỹ thuật này sẽ giúp tạo nên những bức ảnh chân dung mới lạ mà đa phần người xem chưa thấy trước đây. Và chính vì nó khác biệt nên sẽ tạo nên độ độc đáo riêng cũng như gia tăng thêm sức hút cho bức ảnh của bạn", Tony chia sẻ.
Theo Petapixel
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI