Samsung đang muốn tự lập?
Lý do có thể là công ty Hàn Quốc sẽ sớm lấy đi những gì mình cần từ Android và sau đó tự đi con đường riêng của mình. Điều đó không hẳn đồng nghĩa với việc Samsung sẽ hoàn toàn từ bỏ Android; công ty Hàn Quốc chỉ đơn giản là đang làm theo con đường mà Amazon đã chọn: tạo ra một sản phẩm Android có giao diện hoàn toàn khác biệt với các sản phẩm Android khác trên thị trường. Càng kiểm soát được hệ điều hành di động trên các thiết bị của mình thì Samsung càng thu được nhiều lợi nhuận đối với các ứng dụng và các nội dung (nhạc, video...) được bán ra.
Rõ ràng, Samsung đã tung ra rất nhiều tính năng phần mềm giúp Galaxy S IV trở nên nổi bật giữa "rừng Android", bao gồm: Dual-Shot, Sound Shot, Drama Shot, Air Gesture, Air View, S-Travel, S-Health, S-Voice, S-Translator, S-Voice Drive Knox, Smart Scroll, Smart Pause, Group Play v...v... Danh sách các tính năng dành riêng cho Galaxy dài loằng ngoằng, nhưng điểm thực sự đáng chú ý là nhiều tính năng chỉ là để thay thế cho các công việc mà Android có thể tự làm được, ví dụ như S-Voice và S-Translator. Thậm chí, các tính năng này còn sử dụng công nghệ của bên thứ 3 (Nuance) thay cho Google.
Bỏ qua phần mềm sang một bên, kể cả những thứ nhỏ nhặt như trình điều khiển Bluetooth mới và khả năng hỗ trợ thiết bị của bên thứ 3 của S-Health cho thấy Samsung rõ ràng đang có tham vọng thu hút các công ty khác vào hệ sinh thái của riêng mình chứ không phải là củaAndroid.
Samsung cũng đã đưa ra ứng dụng Samsung Apps để thu hút các nhà phát triển phần mềm. Vào tháng 2, Samsung đã đưa ra một chương trình hỗ trợ lớn, cho phép các nhà phát triển ứng dụng cho Samsung Apps thu về 100% lợi nhuận. Đó là một sức hút lớn so với tỉ lệ 70% cho nhà phát hành và 30% cho Google của Google Play. Hơn nữa, Samsung Apps có đối tượng là các máy Galaxy – vốn chiếm phần đông các thiết bị Android trên toàn cầu. Điều này khiến cho Samsung Apps trở thành một mảnh đất thực sự hấp dẫn đối với các nhà phát triển.
Tương tự như với các ứng dụng, Samsung cũng có thể tạo ra những gian hàng bán nội dung (nhạc, video) của riêng mình – bao gồm một kho nhạc được hỗ trợ bởi 7digital.
Amazon đã đi một nước cờ khá kì cục: với Kindle, ngay từ đầu công ty bán lẻ đã cố tách rời miếng bánh của mình ra khỏi miếng bánh Android của Google. Samsung lựa chọn một chiến lược khác: lần lượt lấy đi những gì mình cần từ Android và đồng thời chậm rãi xây dựng nên một kho tài nguyên để một ngày có thể tự bước đi một cách độc lập. Con đường đến với cái đích đó của Samsung vẫn còn rất dài (Google Play vẫn đang là một hệ sinh thái tốt hơn nhiều so với Samsung Apps), nhưng rõ ràng bắt đầu với Galaxy S IV, một ngày nào đó mối quan hệ giữa Samsung và người tiêu dùng sẽ trở nên trực tiếp mà không cần thông qua Android.
Theo VnReview
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương