Điều thú vị là hệ thống năng lượng mặt trời của Nhật Bản sẽ nằm trên mặt nước.
Khác với những nhà máy năng nhiệt điện thông thường, các hệ thống năng lượng mặt trời không sản sinh ra khí thải, nhưng lại sử dụng rất nhiều diện tích mặt bằng, bởi yêu cầu đón ánh sáng.
Với những đất nước rộng lớn như Mỹ, hay cụ thể là công ty Tesla, diện tích mặt bằng không phải là vấn đề quá khó khăn, nhưng với Nhật Bản, nơi "tấc đất, tấc vàng" đây lại là cả một câu chuyện dài.
Theo trang Quartz, nhằm giải quyết triệt để vấn đề này, người Nhật đã nghĩ tới chuyện, xây dựng các hệ thống năng lượng mặt trời ngay trên mặt nước, nhằm tiết kiệm tối đa diện tích mặt bằng phải sử dụng.
Cụ thể, tại tỉnh Hyogo của Nhật Bản, một trạm năng lượng mặt trời vừa được đưa vào hoạt động, có công xuất khoảng 2.680 megawatt giờ/mỗi năm, đủ cung cấp điện cho khoảng 820 hộ gia đình sinh sống.
Điều đáng nói là hệ thống này được đặt trên các hồ chứa, đặc biệt là ở các khu vực thiếu mặt bằng xây dựng. Theo đó, hệ thống năng lượng mặt trời này được tạo ra từ 9.100 tấm pin mặt trời chống thấm nước và phao lớn làm bằng polyethylene được đặt phía dưới.
Và với quy mô như hiện nay, hệ thống này sẽ giúp một nhà máy điện thông thường tiết kiệm được khoảng 780.000 USD mỗi năm. Dự kiện, từ nay cho tới năm 2030, Nhật Bản sẽ tiếp tục bổ sung thêm nhiều hệ thống năng lượng tương tự, nâng tổng số hệ thống năng lượng tái tạo gấp 2 lần hiện nay.
Xét về khía cạnh môi trường, việc sử dụng các hệ thống năng lượng mặt trời dưới nước cũng cho thấy những tác động hiệu quả hơn. Ngoài việc khiến hồ nước trở nên mắt hơn, giảm sự bốc hơi, những tấm pin này còn làm giảm khả năng phát triển của các loài tảo, giúp hồ nước luôn sạch sẽ.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Cùng nhận tiền của NASA để sản xuất tàu vũ trụ, SpaceX thành công lớn còn Boeing lỗ nặng
Boeing đứng trước những sóng gió lớn nếu không hoàn thành dự án Starliner của mình.
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương