Vì sao Apple không đồng ý trao quyền cho chính phủ đọc tin nhắn người dùng?

    Tân Phan,  

    Đây là động thái bảo vệ dữ liệu khách hàng của Apple.

    CEO Apple - Tim Cook - vẫn giữ nguyên lập trường là người ủng hộ việc bảo mật mã hoá thông tin trong khi bên chính phủ đang chất vấn ông về việc họ muốn thu thập thông tin người dùng do bạo động khủng bố trong các tháng qua. Cook chia sẻ trong buổi phỏng vấn "60 Phút" của trang CBS: "Tôi không nghĩ có sự đánh đổi giữa quyền riêng tư và an ninh quốc gia. Chúng ta là người Mỹ mà, chúng ta nên có cả 2 thứ đó. Các dữ liệu của người dùng nên được bảo vệ, cách duy nhất để làm việc đó là mã hoá nó lại."

     CEO Apple - Tim Cook.

    CEO Apple - Tim Cook.

    Mọi người đang sử dụng iPhone để lưu trữ các thông tin nhạy cảm như tình trạng sức khoẻ, tài chính, đoạn hội thoại, thậm chí cả bí mật kinh doanh. Cho nên Cook tin rằng những thông tin đó phải được mã hoá bảo mật trên thiết bị di động của người dùng.

    Cơ quan an ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và các Các quan chức chính phủ đang tranh cãi việc mã hoá thông tin là vấn đề gây ảnh hưởng đến an ninh của quốc gia. Họ muốn Apple và các công ty công nghệ khác cài "cửa sau" (backdoor) để các cơ quan pháp luật có thể truy cập và đọc dữ liệu của người dùng. Hiện tại, nếu chính phủ yêu cầu Apple làm vậy, họ sẽ đưa những gì họ có; nhưng những thông tin đã được mã hoá (như tin nhắn) thì Apple không thể cung cấp cho họ được. Apple sẵn sàng hợp tác với chính phủ đồng thời cũng không chào đón họ trong việc đọc các tin nhắn mã hoá.

    "Nếu bạn đặt 'cửa sau' vào thiết bị, thì dần dần ai cũng có thể truy cập được dù là mục đích xấu hay tốt." Cook chia sẻ.

    Tham khảo BusinessInsider

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ