Tình trạng của WeWork đã trở nên thảm hại chưa từng có: Định giá giảm xuống chỉ còn 8 tỷ USD, hoãn đuổi việc hàng nghìn nhân viên vì không có tiền bồi thường hợp đồng!
Theo Wall Street Journal, một rắc rối mới mà WeWork gặp phải hiện nay là công ty này thiếu tiền mặt đến nỗi không thể trả nổi tiền bồi thường thôi việc cho lao động nếu họ bị sa thải.
WeWork có thể sẽ là startup trong lĩnh vực công nghệ trở thành kỳ lân xác sống đầu tiên trên thế giới. "Zombie startup" là tên gọi dùng để chỉ những công ty liên tục huy động tiền, tập trung nhiều vào nhà đầu tư hơn là khách hàng. Họ tạo ra doanh thu vừa đủ để bù đắp chi phí hoạt động nhưng không đủ để tạo ra lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư. Hay nói cách khác, "zombie startup" người không ra người, ma không ra ma.
Khi mọi thứ đi xuống, công ty đó vẫn tiếp tục sống lay lắt trong khoảng thời gian dài và hầu như không thể duy trì được sản phẩm. Họ không chịu thừa nhận mình đã "chết" mà thay vào đó cố níu giữ sự sống bằng mọi giá. Chính vì vậy, niềm tin của các nhà đầu tư ngày càng giảm. Và khi nhà đầu tư nhận thấy startup xác sống không còn đáng để rót vốn, đó sẽ là nụ hôn chết chóc dành cho những công ty như vậy.
Tuần trước, tờ Guardian đưa tin WeWork dự kiến sẽ sa thải ít nhất 2.000 người trong thời gian tới, tương đương 13% nhân viên của công ty. Một nguồn tin khác tiết lộ các giám đốc điều hành của kỳ lân "gãy sừng" đã bàn về việc cắt giảm tới 1/3 số nhân viên để giảm thiểu tối đa chi phí vận hành. Nhân viên WeWork cho biết ở thời điểm hiện tại, họ hầu nhưng chẳng làm việc gì và các dự án mới đều đã bị hoãn.
We Work giờ đây không còn là một trong những startup giá trị nhất thế giới.
Tháng trước, WeWork đã phải hoãn kế hoạch IPO vô thời hạn sau khi bản cáo bạch của họ cho thấy khoản lỗ khổng lồ 900 triệu USD chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019. Không lâu sau, nhà sáng lập Adam Neumman cũng tuyên bố rời ghế CEO.
Theo Wall Street Journal, một rắc rối mới mà WeWork gặp phải hiện nay là công ty này thiếu tiền mặt đến nỗi không thể trả nổi tiền bồi thường thôi việc cho lao động nếu họ bị sa thải. Vậy nên, họ đã quyết định hoãn việc sa thải nhân viên. Cũng theo tờ báo này, WeWork sẽ cạn tiền mặt trong vòng một tháng nếu không nhận được thỏa thuận tài chính mới. Hiện đại diện của WeWork từ chối đưa ra bình luận liên quan đến các vấn đề trên.
Tuy nhiên, việc hoãn sa thải có thể cũng không kéo dài được lâu. Hội đồng quản trị của WeWork dự kiến sẽ họp ngày 22/10 để xem xét các đề nghị tài trợ mới từ SoftBank và JPMorgan. Cả hai thỏa thuận sẽ liên quan đến việc hỗ trợ công ty đang gặp khó khăn bằng hàng tỷ USD tiền mặt.
Khi thông tin về vấn đề sa thải xuất hiện, tiền bồi thường thôi việc đã trở thành một chủ đề bàn tán sôi nổi trong đội ngũ nhân viên WeWork. Họ đặc biệt quan tâm tới điều gì sẽ xảy ra với cổ phiếu hiện hành của họ trong công ty và liệu khoản bồi thường có tính đến cổ phiếu mà họ đang bị nợ hay không.
Được biết, nhiều nhân viên được trả một phần bằng cổ phiếu, những người khác nhận được cổ phiếu WeWork khi startup này mua lại công ty của họ. Trong không ít trường hợp, cổ phiếu mà họ nhận được mang giá trị cao hơn nhiều so với hiện tại.
Trong vòng tài trợ đầu năm nay, SoftBank đã định giá WeWork ở mức 47 tỷ USD trong khi các gói cứu trợ do tập đoàn này và JPMorgan đề xuất đều sẽ định giá WeWork ở mức 7,5 tỷ USD đến 8 tỷ USD, giảm đến 83% so với mức định giá cao nhất. Theo CNBC, SoftBank sẽ kiểm soát tới 70% WeWork sau khi tiếp quản và cổ phần của cựu CEO Adam Neumann sẽ giảm đi đáng kể.
Adam Neumann từng được ngợi ca hết lời với WeWork.
Mới đây, một nguồn tin thân cận cho biết Adam Neumann có thể sẽ được trả 200 triệu USD như một phần trong thỏa thuận với SoftBank để rời khỏi công ty do anh ta sáng lập.
Theo đó, Neumann sẽ bỏ vị trí trong hội đồng quản trị WeWork cũng như cổ phiếu biểu quyết và hỗ trợ SoftBank tiếp quản công ty. Đại diện của SoftBank và WeWork đều từ chối bình luận về vấn đề này.
Đầu năm nay, Adam Neumann xuất hiện trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới của Forbes với tài sản 4,1 tỷ USD. Tuy nhiên, đến tháng 10, Forbes ước tính tài sản của cựu CEO WeWork chỉ còn khoảng 600 triệu USD.
Nếu thỏa thuận với SoftBank được thông qua, nó sẽ đặt dấu chấm hết của Adam Neumann tại WeWork. Neumann từng là nhà sáng lập và CEO được thế giới tung hô và ca ngợi hết lời, giờ đây sau hàng loạt bê bối, có lẽ cái "duyên" với WeWork của anh ta đã đến lúc phải chấm dứt!
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI