Tố Uber phạm pháp, Vinasun vẫn chuẩn bị ra mắt một mô hình tương tự?

    PV,  

    Vinasun sắp triển khai 'Uber Vinasun' ở miền Bắc, 'Grab Vinasun' ở miền Nam?

    Đại hội cổ đông năm nay của Vinasun, thương hiệu taxi đang chiếm thị phần áp đảo ở miền Nam lại nóng vì một cái tên Mỹ: Uber.

    Dù mới xuất hiện ở Việt Nam chưa đầy 1 năm, ứng dụng gọi xe này đang khiến nhiều hãng taxi lo ngại vì áp lực cạnh tranh thị phần. Trong đó, Vinasun là hãng taxi có sự phản ứng gay gắt nhất.

    Trong các cuộc gặp mặt với các cơ quan quản lý, Vinasun luôn khẳng định Uber là mô hình kinh doanh vi phạm pháp luật, trốn thuế và cạnh tranh không lành mạnh.

    Tố Uber phạm pháp, Vinasun vẫn chuẩn bị ra mắt một mô hình tương tự?

    Lý giải về thế mạnh của Uber, Vinasun cho rằng giá “xe Uber” rẻ hơn cước taxi Vinasun vì không đóng thuế, không đầu tư hệ thống bộ đàm, đồng hồ, không đăng ký kinh doanh taxi…Vinasun có thể đưa giá về thấp tương tự như thế nếu được làm như Uber.

    Trong ĐHCĐ năm nay, Ban giám đốc của Vinasun thừa nhận, Uber đã ảnh hưởng đến khách hàng của Vinasun. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra ở phân khúc khách hàng cao cấp (có smartphone và dùng visa). Vinasun còn các phân khúc khác rộng lớn hơn do đó tác động của Uber không đáng kể.

    Hãng taxi này cũng cung cấp một con số khá thú vị: Khoảng 135 trường hợp “xe Uber” đã bị xử phạt tổng cộng khoảng 500 triệu đồng và 15 công ty, 96 cá nhân hợp tác với Uber đã được yêu cầu dừng cung cấp dịch vụ tại TP. HCM.

    "Khả năng Uber bị cấm ở Việt Nam là có thể xảy ra", đại diện Vinasun nhận định.

    Mặc dù khẳng định mô hình Uber là phạm pháp, ban lãnh đạo của Vinasun cho biết, sẵn sàng sao chép lại mô hình này tại thị trường phía Bắc.

    Với sự xuất hiện của Uber, thị trường phía Bắc có thể trở thành một phương án đặc biệt. Theo đó, nếu tình hình kinh doanh bất bình đẳng kéo dài và cơ quan quản lý không có động thái bảo vệ, Vinasun có thể vận hành mô hình tương tự Uber đối với thị trường này và các thị trường mới mở khác.

    "Trên thực tế, các tính toán dựa trên dữ liệu khách hành của Vinasun tại khu vực HCM cho thấy, giá theo km của hãng này khi chưa tính 10% VAT (khoảng 14.6000 đồng) thấp hơn giá “xe Uber” (khoảng 15.380 đồng)", lãnh đạo Vinasun cho biết.

    Với thị trường miền Nam, nơi số lượng xe của Vinasun đã quá đông đảo, không thể chuyển đổi ngay, công ty này đề ra các giải pháp Xây dựng ứng dụng Vinasun App: Ứng dụng gọi taxi cho smartphone của Vinasun, sẽ được tích hợp với hệ thống tổng đài truyền thống , đồng hồ tính cước và phục vụ được tất cả phân khúc khách hàng.

    Dự kiến trong tháng 5 tới, ứng dụng này sẽ được triển khai tại các địa bàn Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu và phổ hiến tại HCM vào cuối năm 2015.

    Chi phí đầu tư thiết bị ban đầu bao gồm server, hệ thống GPS và khoảng 6.000 tablet cho taxi khoảng 60 tỷ và chi phí hàng tháng (thuê bao 3G) khoảng 2 tỷ đồng.Vinasun App được kỳ vọng nâng hiệu suất sử dụng xe của công ty từ 55 – 57% hiện tại lên 62 - 65%.

    Để phục vụ cho kế hoạch này, Vinasun dự kiến sẽ thay thế xe cũ với tốc độ trung bình khoảng 700 xe/năm. Vinasun sử dụng tỷ lệ 35% (vốn tự có) – 65% (vốn vay) trong các kế hoạch đầu tư xe.

    Ngoài Uber ở các trung tâm lớn, Vinasun bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các hãng taxi nhỏ ở khu vực tỉnh thành. Nhưng đây không phải là rủi ro của Vinasun vì cấc DN cạnh tranh về giá có quy mô nhỏ, khó đủ lực để cạnh tranh lâu dài với Vinasun.

    Năm 2014, kết quả kinh doanh của Vinasun khá tốt. Tổng doanh thu 2014 của công ty đạt 3.770 tỷ đồng tăng gần 20% so với 2013. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 314 tỷ đồng, tăng 40% so với năm ngoái. Đến ngày 31/12/2014, Vinasun đang vận hành 5.729 xe với mức doanh thu bình quân đạt 2 triệu đồng/xe/ngày.

    >> Uber cung cấp dịch vụ gọi xe cho người... say xỉn

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ