Tòa tháp cao nhất thế giới sử dụng công nghệ xây dựng thần tốc của Trung Quốc đã trở thành trại nuôi cá
Vị trí nơi lẽ ra sẽ trở thành tòa tháp Sky City cao nhất thế giới đầy tham vọng nay đang được sử dụng làm trại nuôi cá một cách đáng tiếc.
Dự án Sky City Tower bị ngưng lại chỉ vài ngày trước khi chính thức khởi công vào năm 2013 giữa những lo ngại về vấn đề an toàn cùng sự thiếu đồng thuận từ chính quyền sở tại.
Sky City từng là ước mơ của công ty Broad Sustainable Buiding (BSB), một chi nhánh của Broad Group tại Trung Quốc. Công ty khẳng định sẽ xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới này chỉ trong 90 ngày bằng công nghệ mô-đun đúc sẵn.
Tuy nhiên, dự án lại bị đình trệ từ tháng 7 năm 2013, chỉ vài ngày sau lễ động thổ vì một số vấn đề về độ an toàn cũng như giấy phép xây dựng.
Kể từ khi BSB xây xong tòa nhà Mini Sky City 57 tầng chỉ trong 19 ngày, công ty đã tạo được tiếng vang lớn với công nghệ thiết kế mô-đun đúc sẵn trong nhà máy của mình. Đồng sáng lập công ty, tỷ phú Zhang Yue thậm chí còn khẳng định Sky City vẫn sẽ được xây dựng dù có thể nào đi chăng nữa.
Hồ cá tại khu vực dự kiến xây
Tháng 3 năm 2015, trong một cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post, ông vẫn trả lời đầy lạc quan: “Chúng tôi sẽ sớm cho thi công và hoàn thành dự án.”
Thế nhưng thực tế đến nay, khu vực này vẫn đang được dùng làm trại cá. Trong suốt 2 năm trước đó, khu vực 2,6 ha dự kiến xây Sky City luôn ngập trong nước và được dân làng quanh đó thả cá.
Và quang cảnh lớn
Một số nguồn tin cho biết một người dân làng đã đầu tư hơn 2.500 USD vào hồ cá ở đây trong khi các khu vực xung quanh cũng đã được sử dụng để phơi thóc và trồng dưa hấu.
Hiện nay, danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới vẫn đang thuộc về Burj Khalifa tại Dubai với chiều cao 828 mét. Tuy nhiên, tòa nhà này có vẻ như sẽ sớm bị đánh bại bởi tháp Kingdom Tower tại Jeddah, Ả Rập Saudi, dù vẫn đang trong quá trình thi công nhưng ước tính sẽ cao tới 1.000 mét.
Tham khảo Dezeen
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI