Tội phạm khét tiếng bậc nhất ở Hoa Kỳ bỗng chốc trở thành chuyên gia nghiên cứu về chim sau khi vào tù
Là một trong những tội phạm khét tiếng nhất ở Hoa Kỳ - Robert Strauss ban đầu anh ta bị kết án tù chung thân, nhưng mọi thứ đã thay đổi sau khi người đàn ông này bắt đầu nuôi ba con chim nhỏ.
Chắc chắn sẽ có một chút ngỡ ngàng khi chúng ta biết được rằng một kẻ giết người chỉ học hết lớp ba "trường làng" lại có thể trở thành một học giả quốc tế với một luận án được công bố trên tạp chí Nature. Và còn lạ kỳ hơn khi bước ngoặt này lại được diễn ra trong tù. Ông là một trong những tội phạm khét tiếng nhất ở Hoa Kỳ - Robert Franklin Stroud (Robert Stroud), ban đầu ông ta bị kết án tù chung thân, nhưng số phận của người đàn ông này đã thay đổi kể từ khi bắt gặp và nhận nuôi ba con chim nhỏ.
Robert Franklin Stroud.
Không chỉ quan tâm đến vấn đề nghiên cứu về chim, ông còn đào sâu vào các kiến thức về chăm sóc và điều trị bệnh của chim. Sau đó, ông là tác giả của hơn 20 bài báo học thuật và xuất bản chúng trên các tạp chí nổi tiếng, đồng thời xuất bản năm cuốn sách về các loài chim.
Và người đàn ông này cũng là cảm hứng của nhân vật chính trong phim Birdman of Alcatraz. Robert Stroud được sinh ra tại Seattle, Hoa Kỳ vào năm 1890. Gần như từ những ngày đầu đời, bạo lực đã trở thành một phần của cuộc đời ông. Ông được sinh ra trong sự chối bỏ của người cha nên ngay từ khi còn nhỏ ông đã luôn phải chịu những trận đòn roi của cha mình trong cơn say. Cùng với đó là hoàn cảnh nghèo đó đã khiến cho ông chỉ được học hết lớp 3 và bỏ nhà đi khi mới chỉ 13 tuổi.
Ở tuổi 18, Robert Stroud cảm thấy không thể chịu đựng được cuộc sống hiện tại và đến Alaska một mình và đã trở thành một tay ma cô trong lãnh thổ Alaska. Ở đó, Stroud đã gặp được người bạn gái đầu tiên của mình - Katie, hoạt động trong một nghề "đặc biệt".
Mặc dù người phụ nữ này lớn hơn Stroud 18 tuổi, nhưng điều đó chẳng thể nào ngăn cấm được tình yêu giữa họ. Những năm tháng mật ngọt bắt đầu qua đi và cơn ác mộng thì lại kéo đến. Khi đang làm việc trong "ngành", một nhân viên pha chế đã nhân cơ hội cưỡng hiếp và đánh đập Katie.
Robert Stroud cảm thấy vô cùng tức giận và lập tức cầm súng bắn và giết chết người bartender đó. Vài giờ sau khi nhân viên pha chế được tìm thấy trong tình trạng đã chết, Robert Stroud đã bước vào đồn cảnh sát một mình và đầu thú. Kết quả là ông đã bị kết án 12 năm tại trại giam liên bang trên đảo McNeil Puget Sound vì tội ngộ sát.
Stroud đã được coi như là một tù nhân vô cùng nguy hiểm, người thường xuyên có các cuộc đối đầu với các tù nhân và nhân viên quản giáo.
Cuộc sống trong trại biệt giam vô cùng tù túng, điều đó đã khiến cho tính cách của ông trở nên khó kiểm soát hơn và biến Robert Stroud thành một trong những tù nhân bạo lực nhất trong nhà tù.
Trên thực tế, ở những khoảng thời gian về sau, ông đã dành phần lớn thời gian để nghiêm túc nghiên cứu các khóa học khác nhau được cung cấp bởi nhà tù. Tuy nhiên, sự học tập tích cực này cũng không bao giờ có thể thay đổi ấn tượng đầu tiên của người khác đối với ông. Một nhân viên bảo vệ nhà tù có tên Andrew Turner, luôn cảm thấy rằng người đàn ông này có thể gây lộn với bất cứ ai.
Theo các tù nhân khác, cai ngục này thường gây rắc rối cho Robert Stroud và lấy cớ để hành hạ ông.
Trong năm thứ 2 ngồi tù, người quản giáo này đã cố tình đùa giỡn và hủy bỏ chuyến thăm của gia đình Robert Stroud đối với ông, và điều này đã khiến cho một cuộc đụng độ xảy ra.
Trong lúc đánh nhau, cai ngục đã lấy ra một con dao nhỏ mà anh ta mang theo để tấn công, nhưng Stroud đã nhanh tay giật lấy nó và đâm vào ngực trái của Turner. Cuối cùng, cai ngục chết vì mất máu quá nhiều. Lần này, Strauss bị kết tội giết người cấp độ 1 và nhận bản án tử hình.
Nhưng mẹ của ông đã không chấp nhận bản án đó và kháng cáo cho ông. Mãi đến năm 1920, bốn năm sau cái chết của người quản ngục kia, Tổng thống Wilson mới thay đổi án tử hình thành tù chung thân. Tuy nhiên, những người quản giáo khác lại coi ông là "một tù nhân bạo lực nghiêm trọng".
Kết quả là Stroud bị giam cầm trong một phòng giam biệt lập, tối tăm, ẩm ướt, và chỉ có 30 phút để vận động tại sân sau mỗi ngày.
Cuộc sống này trở nên quá tuyệt vọng với ông, nhưng mọi thứ đã dần thay đổi sau một cơn bão mùa hè. Robert Stroud đã vô tình nhặt được một tổ chim tại sân sau trong 30 phút ngắn ngủi của mình. Bên trong là ba chú chim hoàng yến ướt sũng và đang run rẩy.
Có lẽ chính sự yếu ớt của những chú chim non này đã đánh thức lòng trắc ẩn trong Stroud, ông đã cầu xin người quản giáo cho phép ông đưa những con chim bị thương này về phòng giam của mình, và anh ta đã đồng ý.
Vì ở trong tù nên ông đã xé những mảnh vài từ quần áo của mình để là tổ cho những con chim nhỏ và chỉ có thể chia sẻ được một phần của những bữa ăn của mình cho chúng.
Mặc dù điều kiện trong phòng giam rất tồi tệ nhưng ba chú chim nhỏ vẫn sống sót nhờ sự chăm sóc tận tụy của Stroud. Khi chúng đã đủ lớn, ông lại muốn để chúng ra đi và trở về bầu trời tự do.
Nhưng thật đáng kinh ngạc, những chú chim này dường như không hề muốn rời xa Stroud và điều đó khiến ông cảm thấy rất vui mừng rồi tự nguyện trở thành "bố" của 3 chú chim nhỏ.
Mặc dù chim hoàng yến có vẻ ngoài khá bắt mắt, nhưng chúng lại rất khó nuôi bởi cơ thể quá yếu ớt, bởi vậy ông đã yêu cầu những người quản ngục cung cấp cho mình những cuốn sách về loài chim này.
Kể từ đó, ông dành hết thời gian của mình cho việc học để nuôi chim hoàng yến. Kỹ năng sinh sản, thói quen ăn uống, phương pháp cho ăn, v.v., rồi sau đó ông đã viết đi viết lại những kiến thức mà mình có được từ việc đọc sách cũng như quá trình chăm sóc thực tế.
Chỉ trong vòng vài năm, từ 3 con chim hoàng yến ông đã có thể nuôi được chúng sinh sản và có được 150 con chim và dần lấy lại được thiện cảm cũng như có được sự giúp đỡ của những quản ngục và các tù nhân xung quanh.
Nhưng không lâu sau, những con chim hoàng yến bé nhỏ này của ông cũng lần lượt bị chết bởi một căn bệnh không rõ nguyên nhân. Điều này khiến cho ông tuyệt vọng và cố gắng đi tìm những các chữa trị, nhưng tại thời điểm đó, căn bệnh sốt xuất huyết này của chim vẫn được coi là vô phương cứu chữa.
Tuy nhiên, điều này vẫn chưa thế khiến ông nản lòng và quyết định khử trùng tất cả những chiếc lồng chim mà mình có được và thử mọi cách để nhờ những người quản giáo mua các loại thuốc từ bên ngoài và bắt đầu phát triển chúng. Kết quả ông đã tạo ra một loại thuốc mới và chữa thành công căn bệnh nguy hiểm kia đối với loài hoàng yến.
Điều này không chỉ cứu sống được những con chim còn lại của ông, mà còn đưa Robert Stroud vào con đường của một nhà nghiên cứu. Và Stroud bắt đầu nổi tiếng khi được một tạp chí về loài chim phỏng vấn độc quyền, điều này dường như là một bước tiến khích lệ tinh thần của ông trong sự nghiện nghiên cứu của mình. Ngày hôm sau, ông đã viết một số bài báo và xuất bản trên cuốn tạp chí đó.
Một số bài báo của ông về sau cũng được công bố trên tạp chí học thuật nổi tiếng Nature. Nhiều kết quả đột phá trong các nghiên cứu của ông cũng được giới khoa học quốc tế công nhận và trở thành một nhà nghiên cứu thực thụ.
Các bài nghiên cứu của Robert Stroud đã thu hút sự chú ý của một người phụ nữ. Tên cô ấy là Dara Jones - một nhà lai tạo chim hoàng yến địa phương. Cô đã chủ động viết thư cho Stroud để thảo luận các vấn đề về chim hoàng yến. Vào thời điểm đó, Stroud vẫn đang vật lộn để phát triển các loại thuốc điều trị bệnh cho chim.
Hai người sớm trở thành bạn thân và họ bắt đầu đăng ký thương hiệu sản xuất thuốc cho chim. Mục tiêu là bán thuốc điều trị bệnh cho chim do Stroud phát triển. Ví dụ, để đối phó với vấn đề tiêu hóa chim hoàng yến, ông đã phát triển "Thuốc điều trị gia cầm Stroud" và "Muối sủi bọt Stroud". Bằng cách này, Stroud vẫn có thể kiếm được tiền để nuôi sống gia đình bên ngoài nhà tù. Khi ông trở nên nổi tiếng hơn thì nhà tù nghi ngờ ông ta đang sử dụng cách buôn bán này để rửa tiền. Do đó, nhà tù bắt đầu lên kế hoạch đưa ông đến đảo Methraz.
Nhà tù trên đảo Methraz là một nơi tách biệt và được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của Hoa Kỳ thời đó, và hiển nhiên nếu tới đây, ông sẽ không thể tiếp tục nghiên cứu cũng như buôn bán thuốc với người bạn của mình.
Để cứu vãn tình hình đó, Dara Jones đã đăng câu chuyện của ông lên các báo và tạp chí, để giữ chân Stroud, vô số người đã viết thư yêu cầu không gửi ông đến nhà tù trên đảo Methraz. Cuối cùng, Jones đã thu thập gần 50.000 chữ ký và lúc này nhà tù buộc phải để ông ở lại.
Nhưng động thái này khiến phía nhà tù cảm thấy rằng Stroud đang sử dụng phương tiện truyền thông và sự cảm thông của quần chúng để biện minh cho mình. Do đó, họ vẫn đang bí mật lên kế hoạch cho kế hoạch chuyển Stroud tới Methraz.
Thấy rằng Stroud sắp bị gửi đi một lần nữa, Jones đã hỏi ý kiến một luật sư. Cách duy nhất để giúp Stroud là trở thành cư dân của Kansas và ở lại nhà tù hợp pháp. Và việc nhanh nhất để trở thành cư dân địa phương là kết hôn với Jones. Sau khi hai người viết thư qua lại để thảo luận, họ đã quyết định kết hôn với nhau thông qua người đại diện của mình.
Trong năm 1959, sức khỏe của ông bắt đầu xuống dốc nghiên trọng và Stroud được chuyển giao tới Trung tâm Y tế cho tù nhân liên bang ở Springfield, Missouri, nơi ông ở lại cho đến khi qua đời vào ngày 21 tháng 11 năm 1963.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI
Morris Chang, nhà sáng lập TSMC, đã thẳng thắn nhận định chiến lược kinh doanh của Intel, cho rằng "Đội Xanh" đáng lẽ không nên bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip và thay vào đó nên tập trung vào thị trường AI.
Chủ tịch Huawei tự hào khoe Mate 70 là điện thoại với chip 100% Made in China: "Tự chủ ngành bán dẫn đã trở thành hiện thực"