(GenK.vn) - Phi hành gia bị mất tích trong không gian, trọng lượng linh hồn hay nhật kí cái chết là những câu chuyện khoa học kì lạ trong lịch sử.
6. Phi hành gia mất tích
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng Yuri Gagarin là người đầu tiên bay vào vũ trụ, nhưng liệu đó có phải sự thật? Khi cuộc chạy đua không gian bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong thời kì Chiến tranh Lạnh, cả hai nước đều đạt được bước tiến xa để trở thành quốc gia đầu tiên đi vào vũ trụ. Nhưng nỗ lực của cả hai quốc gia này đều kết thúc trong thất bại, vì lý do này, rất nhiều câu chuyện về những người phi hành bị mất tích trong vũ trụ đã bị chôn giấu. Người ta tin rằng, trước khi nỗ lực của Gagarin thành công, 2 hay nhiều phi hành gia đã bay vào không gian và không bao giờ trở lại.
Để tránh công khai những sự việc xấu này, hầu hết các thông tin về bất kỳ vụ mất tích phi hành gia nào cũng bị che đậy. Tuy nhiên, trạm nghe Torre Bert ở Ý đã ghi lại được một số bản thu âm của các phi hành gia. Bản thu âm đầu tiên cho thấy một phụ nữ đang rất sợ hãi và bối rối. Tuy nhiên một số nguồn tin cũng cho rằng bản ghi âm là trò bịp bợp. Một số bản ghi âm khác lại là những âm thanh với hơi thở nặng và tiếng ồn được cho là từ tàu Sputnik 7, đó là một chuyến bay có người lái và phi công Gennady Mikhailov đã qua đời vì suy tim trong quỹ đạo.
Torre Bert đã nghe được hơn ba tín hiệu, một là từ 2 người trên tàu Lunik khẳng định rằng "Tất cả mọi thứ đều tốt, chúng tôi đang quay quanh Trái Đất" đều đặn cho đến khi một sự thay đổi đột ngột khiến thông tin liên lạc bị cắt, họ mô tả về một cái gì đó rất lớn bên ngoài tàu, và sau đó thì mất tín hiệu. Có một tín hiệu như SOS sau đó các phi hành gia trôi xa Trái Đất. Thông tin được truyền liên tục được cho là của Alexey Belokonev "mọi thứ đang trở nên tồi tệ hơn. Tại sao các anh không trả lời? Thế giới sẽ không bao giờ biết về chúng tôi.”
Có hay không chuyện Liên Xô che đậy một phi hành gia bị mất tích, điều đó nằm trong khả năng của họ. Bằng chứng là, ngoài trường hợp của Grigori Nelyubov, đã có một người đàn ông bị sa thải khỏi chương trình không gian của Liên Xô và tất cả các tài liệu về anh ta đã bị tiêu hủy (bao gồm cả việc xóa bỏ hình ảnh anh ta trong một loạt các hình ảnh tài liệu thành viên của họ trong chương trình).
7. Chết vì lòng tốt
George Price là một nhà hóa học và di truyền học. Năm 1967, ông chuyển đến London để làm một số công việc trong ngành lý thuyết sinh học. Tuy không được đào tạo chính quy trong lĩnh vực di truyền học hay số liệu thống kê, Price vẫn có thể tự xây dựng một phương trình toán học bác bỏ ý tưởng rằng lòng vị tha là tốt. Theo lý thuyết của ông, những người có lòng vị tha thường có cấu trúc di truyền riêng (như với cha mẹ hay con cái)
Price cũng đưa ra giả thuyết rằng, trong cùng một trường hợp, một sinh vật sẽ hy sinh bản thân mình để duy trì di truyền của nó. Ông bắt đầu đối xử tốt với một người xa lạ và một người vô gia cư. Ông đã từ bỏ mọi tài sản của mình và cho phép người vô gia cứ sống trong nhà. Kết quả là, những người đó ăn cắp đồ đạc của ông và cuối cùng ông trở thành một người vô gia cư và mắc bệnh trầm cảm.
Ông đã mất tất cả mọi thứ khi nỗ lực bác bỏ lý thuyết của mình. George Price đã tự tử vào tháng Giêng năm 1975.
8. Đo trọng lượng linh hồn
Vào năm 1901, một bác sĩ tên là Duncan MacDougall đã thực hiện một thí nghiệm với hy vọng làm một cuộc cách mạng khoa học bằng việc đo khối lượng linh hồn con người. Điều này có vẻ kỳ dị, nhưng những bệnh nhân trong thí nghiệm của ông khi chết đã bị mất khối lượng như điều ông tin.
MacDougall bắt đầu thí nghiệm bằng việc chọn những bệnh nhân lao chỉ còn sống được vài ngày. 6 trong số người tham gia thí nghiệm của ông khi chết đã được theo dõi chặt chẽ trọng lượng cơ thể của họ trước và ngay sau khi họ chết. Thật đáng ngạc nhiên khi ông phát hiện ra những người đó trung bình đều bị giảm 21g trọng lượng cơ thể sau khi họ chết. Không cần thêm một lời giải thích nào, MacDougall kết luận rằng đây chính xác là trọng lượng linh hồn con người.
Ông tuyên bố rằng sự sụt giảm trọng lượng không thể là kết quả của sự bốc hơi, mồ hôi, hay do đi cầu- cách nhanh chóng giảm trọng lượng cơ thể. Ông cũng tuyên bố rằng đó không thể là sự sụt giảm của không khí trong phổi, bởi vì khi ông cố gắng đưa không khí vào lại cơ thể bệnh nhân, trọng lượng đó vẫn không thay đổi. Đồng nghiệp và cũng là nhà phê bình của ông-Augustus Clarke, tin rằng sự thay đổi trọng lượng được gây ra bởi sự gia tăng đột ngột về nhiệt độ cơ thể cũng như các điểm đông máu nhưng Tiến sĩ MacDougall vẫn duy trì giả thuyết của mình. Ông cũng đã thực hiện thí nghiệm này trên những con chó cũng như các loài động vật khác và phát hiện chúng không bị giảm trong lượng sau khi chết giống con người. MacDougall cho rằng giả thuyết của ông cần được nghiên cứu nhiều hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã kết thúc khi ông đột ngột qua đời vào năm 1920
9. Thì nghiệm hệ tiêu hóa
William Beaumont là một bác sĩ phẫu thuật cho quân đội Hoa Kỳ trong những năm 1800. Ông đã đến chữa trị cho một người đàn ông tên là Alexis St Martin, người đã bị thương trong khi làm việc cho một công ty .St Martin đã bị bắn vào dạ dày bởi một khẩu súng ngắn đạn chì, viên đạn làm tách một lỗ lớn thông qua cả da của anh ta nhưng các cơ quan vẫn khá nguyên vẹn. Mặc dù Beaumont cho rằng St Martin sẽ chết do chấn thương này nhưng anh ta vẫn đã sống sót với một lỗ hổng có thể nhìn dạ dày.
Beaumont biết St Martin không thể làm việc được tại các công ty, bởi vậy ông đã thuê người đàn ông siêng năng này. Khi Beaumont kiểm tra chấn thương kỳ lạ của St Martin, giống như hầu hết các nhà khoa học khác ông đã nắm lấy cơ hội này để xem tiêu hóa của con người hoạt động như thế nào. Beaumont thực hiện thí nghiệm tiêu hóa của St.Martin trong nhiều năm bằng cách chiết xuất các loại nước trong dạ dày của anh ta và thậm chí đưa những miếng thức ăn vào lỗ đó thành một chuỗi. Beaumont đã phát hiện ra rằng axit trong dạ dày không chỉ thực hiện hoạt động của dạ dày mà còn đóng một vai trò rất lớn trong quá trình tiêu hóa.
St Martin ngày càng mệt mỏi vì trở thành dự án khoa học của Beaumont. Beaumont tăng cường các thí nghiệm bằng cách đặt ống tiêu hóa chống lại các tác động của nhiệt độ, tập thể dục và cảm xúc. Beaumont đã có thể xuất bản một cuốn sách về phát hiện của mình, tuy nhiên cuối cùng hai người cũng chia tay vào cuối năm đó.
10.Nhật ký cái chết
Con người luôn bị cuốn hút bởi cái chết, tò mò không biết khi mình chết sẽ như thế nào, đó là những gì chúng ta suy nghĩ về cái chết. Nhưng cho đến nay, những câu hỏi đó vẫn chưa được giải đáp.
Vào tối ngày 25 tháng 11 năm 1936, tiến sĩ Edwin Katskee đã sử dụng cocaine làm thí nghiệm để ghi lại giai đoạn cuối cùng của sự sống bằng cách tiêm một liều cực mạnh có thể gây chết người vào chính cơ thể mình. Ông ý định ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của mình ở từng giai đoạn trên một bức tường sau này đã được coi là cuốn nhật ký khi ông qua đời.
Đã có một ghi chú nguệch ngoạc trên tường nói rằng ông không có ý định tự tử, cũng như hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng một pulmotor để cứu sống ông , nhưng chúng đã được tìm thấy quá muộn. Phần còn lại của ghi chú của ông rất thất thường và không đọc được, cách duy nhất để phân biệt thứ tự của chúng là theo dõi sự sụt giảm có thể nhìn thấy của nét chữ trong mức độ dễ đọc theo thời gian. Một số các ghi chú trước đó bao gồm "Mắt giãn đồng tử nhẹ. Tầm nhìn tốt "," phục hồi một phần. Hút thuốc lá. "Nhưng khi thuốc bắt đầu gây ra tác hại, Katskee bắt đầu bị các cơn co giật và tê liệt. Trên tường có một lưu ý rằng nói "Bây giờ có thể đứng lên" và một số chữ "Sau khi trầm cảm là cảm giác khủng khiếp.”
Một trong những ghi chú khó đọc là "Lâm sàng khoảng mười hai phút." Ghi chú cuối cùng của ông chỉ có một từ, "tê liệt" , sau đó một đường lượn sóng giảm dần xuống sàn. Thuốc giải độc đã được tìm thấy bên cạnh ông, nhưng nó không bao giờ được sử dụng.
Trong khi đó có một số bằng chứng rằng Tiến sĩ Katskee muốn tự tử, nhưng khả năng chính xác hơn là ông thực hiện thí nghiệm để ghi các giai đoạn của cái chết rõ ràng, chân thực hơn và sau đó gọi sự giúp đỡ vào phút cuối, nhưng bi kịch là ông đã đánh giá thấp tác dụng độc hại của thuốc với cơ thể khiến ông không kịp gọi người trợ giúp. Mặc dù nhiều ghi chú của tiến sĩ Katskee không thể đọc được nhưng thí nghiệm dẫn đến cái chết của ông như một minh chứng cho sự cống hiến dũng cảm và điên rồ nhưng vĩ đại nhật trong lịch sử khoa học.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?
Điện toán lượng tử hiện tại vẫn còn cách xa khả năng ứng dụng rộng rãi, nhưng tiềm năng mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
Huawei xác nhận ra mắt Mate 70: Dòng smartphone đầu tiên "đoạt tuyệt" hoàn toàn với Android