Là thương hiệu Nhật Bản có lịch sử hơn 140 năm tuổi, Toshiba hiện ngập trong nợ nần, lục đục nội bộ, đối mặt với án phạt và đứng trước nguy cơ phải bán mình.
2015 được xem là năm thảm họa đối với tập đoàn 140 năm tuổi Toshiba của Nhật Bản. Khởi nguồn từ tháng 7/2015, kết quả cuộc điều tra của nhà chức trách cho thấy Toshiba đã tiến hành hạch toán và phóng đại con số 170 tỉ yên (tương đương với 1,2 tỷ USD) lợi nhuận trong suốt 6 năm liên tiếp kể từ 2008, liên đới tới 3 đời chủ tịch là các ông Hisao Tanaka, Norio Sasaki và Atsutoshi Nishida.
Đáng chú ý là kết quả điều tra thực sự gây sốc đối với giới truyền thông và ngay cả những thành viên trong nhóm điều tra bởi dự tính ban đầu con số phóng đại chỉ vào khoảng 50 tỉ yên.
Được biết với mục đích hoàn thành chỉ tiêu đặt ra, cả 3 đời chủ tịch Toshiba là ông Hisao Tanaka, Norio Sasaki và Atsutoshi Nishida đều đã gây áp lực với cấp dưới để gian lận kết quả kinh doanh.
Trên thực tế, Toshiba trong tình trạng làm ăn bết bát từ nhiều năm nay. Gần nhất là kết quả kinh doanh năm 2014 cho thấy họ thua lỗ 37,8 tỷ yên (tương đương 318 triệu USD). Trong khi 1 năm trước đó nhà sản xuất này vẫn công bố thu về lợi nhuận 60,2 tỷ yen (496,9 triệu USD) (thời điểm trước khi tiến hành cuộc điều tra về bê bối gian lận).
Khó khăn chồng chất khó khăn, sau khi bế bối gian lận được công bố, đã có nhiều lời đồn đoán cho rằng Toshiba sẽ phải nhận án phạt lên tới hàng tỷ USD.
Hiện tại Toshiba đang loay hoay tìm lối thoái trong muôn vàn khó khăn gặp phải. Nhiều người không khỏi cảm thấy tiếc nuối đối với thương hiệu một thời vang bóng này của Nhật Bản.
Từ thương hiệu trăm năm tuổi...
Toshiba được thành lập năm 1939 và hoạt động trong 4 lĩnh vực chính gồm Nhóm Sản Phẩm Số, Nhóm Thiết Bị Điện Tử, Nhóm Đồ Dùng Gia Dụng và Nhóm Cơ Sở Hạ Tầng Xã Hội.
Vào năm 2010, Toshiba là công ty máy tính cá nhân lớn thứ năm thế giới về doanh thu (xếp phía sau Hewlett-Packard, Dell, Acer và Lenovo). Vào cùng năm đó, Toshiba cũng trở thành công ty sản xuất chất bán dẫn lớn thứ tư thế giới về doanh thu (xếp phía sau Intel, Samsung và Texas Instruments).
Tính đến nay Toshiba đã hoạt động được trên 140 năm và các sản phẩm đồ điện tử của hãng như tivi, điều hòa, tủ lạnh từng được coi là biểu tượng của Nhật Bản và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
... đến bê bối chấn động lịch sử
Vụ việc bê bối của Toshiba được xem là lớn nhất trong lịch sử các doanh nghiệp Nhật Bản kể từ sau bê bối của Tập đoàn Olympus hồi năm 2011. Không ai có thể ngờ được rằng, trước khi những thông tin điều tra được công bố, tập đoàn Toshiba vẫn công bố những khoản lợi nhuận và triển vọng tăng trưởng đều đặn.
Nghiêm trọng hơn, sai phạm của vụ việc kể trên liên đới tới 3 đời chủ tịch liên tiếp. Bản thân Chủ tịch kiêm CEO Hisao Tanaka trong một buổi họp báo, ngoài đưa ra lời xin lỗi và nhận trách nhiệm về vụ việc, ông đã phải thừa nhận đây là "vết nhơ lớn nhất trong suốt lịch sử 140 năm của tập đoàn”.
Có thể khẳng định, vụ bê bối tài chính kế toán này đã làm sứt mẻ nghiêm trọng hình ảnh của một trong những thương hiệu nổi tiếng Nhật Bản.
Một số quan chức Nhật Bản còn cho rằng, vụ việc này còn "kinh khủng" hơn scandal của tập đoàn chuyên sản xuất camera và vật tư y tế Olympus hồi năm 2011. Khi đó, Olympus bị phát hiện đã công bố các báo cáo tài chính chênh lệch tới 100 tỉ yên, so với thực tế nhằm che giấu tình hình thua lỗ trong suốt từ thập niên 90 đến năm 2011.
Loay hoay tìm đường sống
Hiện tại Toshiba đang phải chật vật giải quyết muôn vàn khó khăn để sinh tồn. Việc đầu tiên ngoài sa thải nhân viên, họ nghĩ tới phương án bán bớt các mảng kinh doanh trong đó có mảng sản xuất thiết bị y tế.
Cụ thể, ngày 17/3 vừa qua, tờ WSJ đưa tin Canon đã thanh toán số tiền 665,5 tỷ yên cho Toshiba để sở hữu Toshiba Medical Systems - đơn vị kinh doanh thiết bị y tế của Toshia. Số tiền còn lại 22,5 tỷ yên sẽ được trả sau và khi đó Toshiba Medical Systems sẽ trở thành thành viên chính thức của Tập đoàn Canon.
Ngoài ra, nguồn tin từ tờ Nikkei cho biết Toshiba đã gần đạt được thỏa thuận bán mảng kinh doanh Toshiba Lifestyle Products & Services với giá 10 tỷ yen (hơn 88 triệu USD) cho tập đoàn điện tử Trung Quốc Midea.
Thỏa thuận được thực hiện thông qua cách thức bán một lượng lớn cổ phần cho phía công ty Trung Quốc. Mảng kinh doanh Toshiba Lifestyle Products & Services của Toshiba sản xuất đồ điện tử gia dụng như máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng…
Dù tới nay phía Toshiba đã phủ nhận thông tin về thỏa thuận với Midea nhưng họ thừa nhận đã đàm phán với nhiều công ty khác nhau về vấn đề này nhưng tới nay vẫn chưa đạt được bất kỳ thỏa thuận nào.
Trường hợp của Toshiba kể trên có thể xem là bài học sương máu dành cho các doanh nghiệp. Từ một gian lận nhỏ, Toshiba đã rơi tiếp tục đi theo vết xe đổ và chìm sâu hơn vào sai lầm. Khi mọi việc đã bị phanh phui, họ không còn đường thoái lui và loay hoay trong vòng xoáy nợ nần, nội bộ lục đục và án phạt.
Cuối cùng, biện pháp được đưa ra chỉ là nỗ lực bán mình - để lại sự tiếc nuối đối với thương hiệu từng vang bóng một thời.
Theo trí thức trẻ/Cafebiz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Google: Giải được bài toán 10 triệu tỷ tỷ năm chỉ trong 5 phút, chip lượng tử mới là bằng chứng về đa vũ trụ
Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là nhiều người trên cộng đồng mạng thế giới lại đang đồng tình với kết luận của Google.
Gần 2025 rồi mà vẫn dùng USB để lưu công việc thì quả là lỗi thời