‘Toyota đang có một lỗ hổng nghiêm trọng trong cuộc đua xe điện’
Nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới đã tạo ra những chiếc xe hybrid mang tính đột phá trong quá khứ nhưng trong cuộc đua xe điện, họ lại đang yếu thế.
- Thị trường xe điện khốc liệt hơn bao giờ hết: Tesla, Ford đang tham gia vào đường đua giảm giá, sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để dìm đối thủ
- Sắp có app đăng kiểm xe trực tuyến
- VinFast hoãn giao xe điện cho khách Mỹ đến cuối tháng 2 để cập nhật phần mềm
- Mặc gièm pha, Mark Zuckerberg chứng tỏ năng lực thiên tài: Xoay chuyển tình huống ngỡ ngàng, bỏ túi 12,5 tỷ USD nhờ 1 lời hứa, khiến nhà đầu tư 'quay xe' ủng hộ
- Thất nghiệp chuyển qua chạy Grab, tài xế chia sẻ: 'Chạy shipper bằng xe máy điện thì siêu hời'
Ảnh minh họa
Toyota đã trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới bằng cách cải tiến liên tục các phương tiện của mình, từ năm này qua năm khác.
Mới đây, ông Akio Toyoda, một thành viên trong gia tộc đã sáng lập nên thương hiệu, đã tuyên bố từ chức vị trí CEO của Toyota và gây ra nhiều tranh cãi. Ông nói: “Tôi cần lùi lại cho người trẻ làm xe điện.”
Trong 13 năm giữ chức vụ điều hành, ông đã phải lựa chọn giữa chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" hay duy trì con đường chậm mà chắc đã tạo nên sức mạnh và tên tuổi cho hãng.
“Và tôi chọn vế sau” - ông Aikio Toyota cho biết.
Tuy nhiên theo tờ Financial Times nhận định, Toyota lại đang có một khuyết điểm lớn. Họ đã quá tập trung vào việc cải tiến những mẫu xe truyền thống của họ mà quên mất một ngã rẽ quan trọng: sản xuất xe điện.
Ông Koji Sato, 53 tuổi, người đứng đầu thương hiệu xe sang Lexus sẽ là người tiếp quản thương hiệu này.
Toyota đã cho ra mắt Prius - mẫu xe lai hybrid (xăng - điện) sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới. Những ngày mà Toyota đứng trên vầng hào quang nhờ phát triển động cơ hybrid Prius vào giữa những năm 2000 đã không còn nữa: giờ đây Toyota nằm ở vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất ô tô thân thiện với môi trường của Greenpeace.
Công ty đã bán được 10,5 triệu xe trên toàn thế giới vào năm ngoái, trong đó chỉ có chưa đến 25.000 xe điện được bán ra. Họ không chỉ tụt hậu so với các nhà sản xuất ô tô như Tesla và BYD - công ty xe điện đáng gờm của Trung Quốc về doanh số mà cả trong việc sản xuất loại ô tô không khí thải - mục tiêu mà nhiều Chính phủ phương Tây và Mỹ muốn dứt khoát chuyển sang sử dụng trong thập kỷ tới hoặc lâu hơn.
Toyota đã vượt qua VW, Ford và các nhà sản xuất khác. Với sự chú trọng vào chất lượng của họ đã vượt qua sự bất cẩn của Detroit vào những năm 1980 và biến ô tô Nhật Bản trở thành biểu tượng cho độ tin cậy. Giờ đây nếu người dùng muốn tìm một chiếc xe chạy xăng hoặc hybrid tiết kiệm, mạnh mẽ và bền thì Toyota vẫn là lựa chọn số 1 dành cho họ.
"Lép vế" trong cuộc đua xe điện?
Sự phát triển của mô hình xe lai hybrid (lai xăng và điện) Prius cho thấy Toyota vận hành tốt như thế nào. Đặt động cơ điện bên cạnh động cơ xăng là một sự đổi mới triệt để vào năm 1997, khi Toyota tung ra mẫu xe đầu tiên tại Nhật Bản. Đến năm 2009, gần một nửa tất cả các xe hybrid được bán ở Mỹ là xe Prius.
Doanh số của Prius đã giảm mạnh kể từ đó, tuy nhiên các kỹ sư của Toyota vẫn tiếp tục nghiên cứu nó và nỗ lực cứu vớt. Họ đã giảm đều đặn kích thước của pin và động cơ, mở rộng phạm vi lái xe và cắt giảm lượng khí thải carbon trên mỗi km.
Nỗ lực cải tiến không chỉ dành riêng cho xe Prius: các mẫu xe khác bao gồm Corolla và Lexus cũng đã liên tục được cải tiến. Bằng chứng là Toyota đã bán được tổng cộng 2,7 triệu xe hybrid vào năm 2022.
Tuy nhiên điều này chưa làm hài lòng Toyoda. Ông đã từng cảnh báo vào năm 2020 rằng mô hình kinh doanh hiện tại của ngành công nghiệp ô tô sẽ sụp đổ trong bối cảnh các Chính phủ cố gắng thực thi quá nhanh quá trình chuyển đổi sang xe điện thuần túy.
Toyota dường như đã ngó lơ quá trình chuyển đổi đó và vẫn ủng hộ phát triển xe hybrid. Họ đang có một lập luận về nguy cơ thiếu hụt lithium cần thiết để sản xuất pin lithium-ion cho xe điện và cho rằng đây là lí do mà họ không nên chạy theo xe thuần điện.
Ông Gill Pratt, nhà khoa học trưởng của Toyota đã lập luận rằng: Sẽ rất lãng phí nếu như đưa nhiều lithium vào pin xe thuần điện mà người lái xe chỉ sử dụng chúng cho những quãng đường di chuyển ngắn ngủi. Thay vào đó lượng lithium đó sẽ được chia ra và sử dụng được cho nhiều chiếc xe hybrid hơn với kích thước pin nhỏ hơn. Điều này giúp tiết kiệm trong bối cảnh thế giới khan hiếm loại tài nguyên này.
Ảnh: FT
Vẫn chưa phải quá muộn
Điều này có thể được chứng minh là đúng nếu tình trạng thiếu hụt lithium trở nên tồi tệ như một số người dự đoán. Nhưng thế mạnh của Toyota về xe hybrid và điểm yếu về xe điện thuần túy đang tạo ra sự hoài nghi về chiến lược này.
Toyota hiện nay dường như đã có sự thay đổi và họ đang cố gắng để bắt kịp. Hãng dự định đầu tư 35 tỷ USD vào quá trình chuyển đổi điện và bán 3,5 triệu xe điện vào năm 2030. Toyoda tuần trước đã thừa nhận sự cần thiết phải tăng tốc trong việc phát triển xe điện: “Tôi là một nhà sản xuất ô tô, và tôi coi đó là mục tiêu của mình."
Vẫn chưa phải là quá muộn đối với Toyota bởi trong năm 2022, xe điện thuần túy chỉ chiếm khoảng 10% doanh số bán ô tô mới do mới chỉ có châu Âu và Trung Quốc thúc đẩy trong khi các khu vực khác trên thế giới vẫn bị tụt lại phía sau. Toyota cũng có nhiều thế mạnh về pin bởi họ đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ này cho Prius 30 năm trước. Lịch sử cho thấy rằng Toyota có thể đạt được nhiều tiến bộ đáng kể khi họ quyết định bắt đầu và họ cần phải làm điều đó ngay bây giờ với xe điện.
Theo FT
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?