TP.HCM: Bấm vào link "hỗ trợ nhận bảo hiểm thất nghiệp", một người phụ nữ bị mất hơn 600 triệu đồng
Bất ngờ nhận được một tin nhắn với nội dung: "Ong (ba) da du dieu kien NHAN TIEN ho tro tu quy BHTN. Bam vao…", người phụ nữ liền bấm vào đường link chỉ dẫn và bị "bốc hơi" hơn 600 triệu đồng trong tài khoản sau đó.
Ngày 24/11, Công an quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết đã nhận được trình báo của một người dân về việc bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 600 triệu đồng thông qua tin nhắn "hỗ trợ nhận bảo hiểm thất nghiệp".
Theo đó, nạn nhân trong vụ việc là chị N. (33 tuổi, ngụ TP.HCM). Chị N. cho biết, khoảng 17 giờ ngày 23/11, điện thoại của chị bất ngờ nhận được một tin nhắn với nội dung: "Ong (ba) da du dieu kien NHAN TIEN ho tro tu quy BHTN. Bam vao…".
Nội dung tin nhắn lừa đảo tiền hỗ trợ tiền bảo hiểm thất nghiệp
Sau đó chị N. liền bấm vào đường link một trang web trong tin nhắn. Ngay lập tức, đường dẫn nhanh chóng chuyển người truy cập đến giao diện của một trang web được thiết kế tương tự với ứng dụng "Smart Banking" của ngân hàng BIDV, yêu cầu người dùng đăng nhập tài khoản.
Vừa hoàn thành đăng nhập, đường link này yêu cầu chị N. tiếp tục cung cấp OTP vừa được tổng đài ngân hàng chuyển về.
"Do thấy giao diện thiết kế giống y hệt với ứng dụng của ngân hàng nên tôi làm theo mà không đề phòng, kể cả việc nhập mã OTP khi được yêu cầu", chị N. nói.
Thực hiện xong yêu cầu của đường dẫn chứa mã độc, lần đầu tiên kẻ giấu mặt đã lấy đi số tiền 499.900.000 đồng và lần tiếp theo cưỡng mất số tiền 126.000.000 đồng. Cả 2 lần chiếm đoạt tiền trong tài khoản diễn ra trong vòng 30 giây.
Nạn nhân đã truy cập vào đường link lừa đảo và thực hiện tháo tác đăng nhập khiến hơn 600 triệu đồng trong tài khoản bị đánh cắp
Tổng cộng số tiền nằm trong tài khoản ngân hàng BIDV của chị N. bị đánh cắp là 625.900.000 đồng.
Bất ngờ bị đánh mất số tiền lớn, chị N. đã phải nhờ tới ngân hàng khoá gấp tài khoản và nhanh chóng trình báo sự việc đến Công an quận Bình Thạnh (nơi chị N. đăng ký mở tài khoản).
Theo chị N. do ít tiếp xúc với công nghệ thông tin cũng như các phương tiện đại chúng, kèm với việc đã thất nghiệp suốt nhiều tháng qua, chị N. đã không suy nghĩ mà truy cập vào đường dẫn khiến bị mất số tiền trên.
Thời gian gần đây, Bảo hiểm thất nghiệp TP cùng các cơ quan công an liên tục phát đi cảnh báo tới người dân, đề phòng tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tiền từ tài khoản ngân hàng thông qua hình thức thông báo "hỗ trợ nhận bảo hiểm thất nghiệp".
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Người Trung Quốc khoe có được GPU AI xịn nhất của NVIDIA bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ
Chưa rõ tại sao những GPU này lại có thể xuất hiện ở Trung Quốc.
Thiết kế mới của iPhone 17 Pro được xác nhận bởi nhiều nguồn uy tín