Những bài học kinh doanh đắt giá từ các ông lớn của Trung Quốc

    Yến Thanh,  

    Vậy, đâu là những bí quyết kinh doanh để giúp những ông lớn của Trung Quốc có thể "leo cao" tới thế?

    Năm tài khóa 2014 đã kết thúc và một loạt các nhà sản xuất smartphone trên thế giới đã công bố báo cáo tài chính của mình trong quý 4 cũng như tổng kết năm vừa qua. Dù vị trí thứ nhất và thứ hai vẫn được luân phiên thuộc về Apple hay Samsung, tuy nhiên, ở 3 vị trí còn lại trong top 5, chúng ta cũng ghi nhận sự bứt phá từ 3 ông lớn của Trung Quốc đó là Lenovo, HuaweiXiaomi.

    Tổng kết doanh số trong quý IV năm 2014 (đơn vị: triệu máy).

    Đặc biệt, điều đã khiến cả thế giới công nghệ phải bất ngờ chính là vị trí thứ 3 hoàn toàn không thuộc về Sony hay LG mà là Lenovo với doanh số 24,7 triệu chiếc smartphone cũng như chiếm lĩnh 6,59% thị trường. Trong đó, một phần đóng góp không nhỏ từ thương vụ mua lại Motorola đã giúp ông lớn đến từ Trung Quốc có thể chễm chệ ở vị trí này.

    Tiếp sau Lenovo vẫn là một nhà sản xuất điện thoại của Trung Quốc, Huawei. Mặc dù chưa công bố báo cáo tài chính của quý vừa qua, nhưng theo dữ liệu ghi nhận trước đó của IDC thì hãng sản xuất đến từ Trung Quốc này có doanh số bán ra đạt 23,5 triệu máy trong quý 4.

    Thế nhưng, cái tên đáng nhắc đến nhất ở đây lại chính là Xiaomi, khi hãng sản xuất điện thoại nhỏ bé này lần đầu tiên lọt vào top 5 nhà sản xuất hàng đầu thế giới năm 2014, sau một khoảng thời gian rất ngắn phát triển mảng di động - mức tăng trưởng lên tới 178% so với năm 2013. Với doanh số trong quý 4 là 16,6 triệu máy, còn cả năm 2014 là 61 triệu máy, theo như công bố trước đó của CEO Lei Jun.

    Vậy, đâu là những bí quyết kinh doanh để giúp những ông lớn của Trung Quốc có thể "leo cao" tới thế?

    1. Tận dụng sức mạnh của thương mai điện tử

    Có thể nói, trong vài năm trở lại đây, thương mại điện tử nổi lên như 1 xu hướng kinh doanh hàng đầu trên thế giới đem lại rất nhiều lợi ích cho cả người dùng và các nhà sản xuất. Thay vì "chi đậm" cho các chiến dịch quảng cáo, các đơn vị bán hàng có thể tận dụng sức mạnh của các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính để thúc đẩy doanh số bán hàng.

    Sớm nhận ra những điểm mạnh của thương mại điện tử, các ông lớn tới từ Trung Quốc đã áp dụng hình thức kinh doanh này tiếp cận thị trường nội địa và các thị trường giá rẻ. để Sự thành công của họ không chỉ đến từ chất lượng phần cứng, mà còn đến từ cách mà các sản phẩm được bán ra. Giải pháp mà những Lenovo, Huawei hay Xiaomi lựa chọn chính là không sản phẩm thông qua các nhà phân phối mà đó là bán hàng trực tiếp trên website của mình cũng như các trang mạng xã hội.

    Còn theo số liệu mới đây của Bộ Thương mại Trung Quốc và Phòng Thương mại Hoa Kỳ, thì trong năm 2013 vừa qua, doanh số bán hàng trực tuyến của Trung Quốc đã tăng gần 3 lần so với lượng hàng bán ra tại Mỹ. Đồng thời, lượng tiền được chi tiêu qua hệ thống thương mại điện tử của con rồng Châu Á cũng vượt 13% so với Mỹ.

    Theo ngài Jan Martin Bernstorf, phó phụ trách chung của BearingPoint - công ty chuyên tư vấn quản lý và công nghệ đa quốc gia chia sẻ: "Xét về lĩnh vực thương mại điện tử, Trung Quốc đang tỏ ra rất năng động và thức thời. Ngoài ra, các tập đoàn công nghệ lớn của nước này cũng thường xuyên sử dụng internet cũng như các hệ thống thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh của mình. Đây là điều mà chúng ta cần học hỏi từ họ".

    2. Tập trung vào nghiên cứu ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp

    Có một sự thật mà chúng ta không thể phủ nhận đó là dù các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc đang chiếm ưu thế thương phong trong làng di động thế giới thế nhưng, những kinh nghiệm cũng như tuổi đời của họ còn khá non trẻ. Tất nhiên, việc kế thừa, học hỏi từ các hệ thống cũng như các quy trình đã xuất hiện trước đó là điều hoàn toàn không thể.

    Do đó, các nhà quản lý tại Trung Quốc phần lớn phải tự mình nghiên cứu cũng như đưa ra các phương thức bán hàng cho riêng mình. Dù cho Lenovo, Huawei hay Xiaomi đều cần tới các hệ thống thương mại điện tử để bán được hàng nhưng phương thức của các nhà sản xuất này hoàn toàn khác nhau và không hề có sự dập khuôn.

    Tuy nhiên, điều khiến họ đạt được thành công chính là luôn suy nghĩ về việc phát triển công nghệ cũng như phần cứng cho các sản phẩm của mình. Như ông Jerry Xing, phó Chủ tịch của WuXi Pharma Tech - một công ty nghiên cứu về dược, đã cống hiến phần lớn thời gian của mình không phải để kiếm tiền mà để hiểu về những dự án nghiên cứu của công ty.

    Ông này chia sẻ nói: "Đến 80% quãng thời gian làm việc của tôi là dành cho việc nghiên cứu cũng như các nhà khoa học. Việc ăn chung, làm việc chung trong phòng thí nghiệm đã trở thành việc quá đỗi bình thường với tôi. Nhờ vậy, chúng tôi hiểu được tiến độ của công việc tới đâu, các nhà nghiên cứu đang làm gì hay đâu là điểm mấu chốt giúp chúng tôi thành công."

    3. Hãy sử dụng những startup trong nước

    Thay vì tìm tới các đối tác là các tập đoàn lớn khác, các nhà sản xuất tại Trung Quốc lại đặc biệt "quan tâm" tới các startup trong nước. Ngoài thị trường nội địa, những ông lớn này đều biết rằng để xây dựng được một hệ sinh thái hoàn chỉnh, hãng không thể ôm đồm tất cả các lĩnh vực. Do đó, hành động khôn ngoan nhất là thâu tóm các công ty startup về làm việc cho mình.

    Tại các thị trường nước ngoài, các công ty của Trung Quốc cũng đều trung thành với 1 tiêu chí chung đó là không hướng tới các đơn vị có thương hiệu lớn bởi chỉ có như vậy, họ mới tránh được việc phải chi 1 khoản lớn để mua lại các giải pháp từ các tập đoàn khác. Trong khi đó, các startup mới nổi luôn sở hữu tham vọng lớn và sức nhiệt huyết cần thiết để giúp các tập đoàn của Trung Quốc nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

    Theo ngài George Kuan, cựu CEO của 1 tập đoàn giải khát và trang phục thể thao quốc tế lớn tại Trung Quốc: "Chẳng có lý do gì khiến chúng ta phải chi đậm cho các nhà cung cấp lớn trên thế giới khi có một startup trong nước có khả năng tương tự nhưng sở hữu mức giá rẻ hơn. Mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản khi bạn dễ cài đặt và sử dụng chính ngôn ngữ bản địa.”

    Chia sẻ thêm, ngài George Kuan khẳng định: "Tôi cho rằng, các bạn thực sự cần nghĩ tới kết quả thu được khi liên tục đầu tư và chi tiền. Nếu nhờ cậy tới một công ty toàn cầu, sẽ phải mất tới 1000 USD tiền bản quyền cho 1 sản phẩm. Trong khi đó, với năng lực tương đương, một công ty trong nước sẽ chỉ đòi hỏi bạn khoảng 100 USD cho một sản phẩm”.

    4. Học cách chấp nhận sự thiếu hoàn hảo

    Tiếp lời ngài Jan Martin Bernstorf, phó phụ trách chung của BearingPoint - công ty chuyên tư vấn quản lý và công nghệ đa quốc gia: "Trong lĩnh vực kinh doanh, sẽ chẳng dễ gì khi bạn kiếm lời được từ ai đó, nhưng tại Trung Quốc mọi chuyện đều là có thể xảy ra." Theo ông ngày, khi xét về phương diện văn hóa, Trung Quốc đang ngày càng trở nên thực dụng, đặc biệt là khi so sánh với nước Đức - quê hương của ông.

    "Khi bạn thực sự cần tới một giải pháp mạnh, chúng tôi thường có xu hướng tìm kiếm một kế hoạch chi tiết và chuẩn bị cho tất cả mọi thứ để sẵn sàng với mọi cuộc chiến. Do đó, trong khi kế hoạch được hiện thực hóa, nếu xảy ra bất kì sự cố nào không mong muốn, công việc sẽ được đẩy lên mức độ căng thẳng đỉnh điểm. Bởi nếu bạn đã đầu tư công sức vào một sản phẩm hoàn hảo, việc bị strees khi chúng thất bại là điều không tránh khỏi.

    Thế nhưng, tại Trung Quốc, mọi chuyện lại dường như diễn ra ngược lại. Có vẻ như các tập đoàn ở đây đã quá quen với điều này. Do đó, họ tỏ ra không bị bất ngờ trước những sự cố phát sinh ngoài ý muốn. Không phải các công ty này đều sở hữu một bí quyết nào đó, mà chính bởi việc sở hữu những cơ sở hạ tầng không đồng đều, môi trường kinh doanh không được quản lý chặt chẽ, họ đã quen chấp nhận một thực tế sẽ chẳng bao giờ có điểm 10/10.

    Vì vậy, các công ty tại Trung Quốc luôn phải đặt trong tình trạng tập trung cao độ cũng như sự thiếu hoàn hảo của một sản phẩm. Còn trong những năm gần đây, có vẻ như phương châm "thất bại rẻ, học hỏi nhanh" đã sớm được các tập đoàn này áp dụng, bởi họ đều biết rằng, nếu làm hỏng bất kì công việc nào, họ luôn có thể làm lại.

    "Câu chuyện về những sai sót hoặc nhằm lẫn vẫn luôn xảy ra, nhưng thay vì suy sụp, họ học cách chấp nhận nó và nhanh chóng sửa chữa. Từ đó, các tập đoàn này sẽ sớm vượt qua được mọi chuyện một cách nhanh chóng nhất."

    Tham khảo: computerworld

    >> Bức ảnh mô tả cách tăng hạng trên App Store đang lan truyền chóng mặt tại Trung Quốc

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ