Trái Đất sẽ ra sao khi 1.500 núi lửa thức giấc cùng một lúc?

    PV,  

    1.500 núi lửa cùng đồng loạt phun trào ư? Chắc chắn đó là một viễn cảnh khủng khiếp không ai dám tưởng tượng.

    Trên Trái Đất hiện có khoảng 1.500 núi lửa đang hoạt động, chưa kể đến một số lượng lớn còn ẩn mình dưới đáy đại dương. Điều đó có nghĩa là chúng đã từng ít nhất phun trào 1 lần trong suốt 10.000 năm qua.

    Trên Trái Đất có khoảng 1.500 núi lửa hoạt động.

    Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ phun trào đều giống nhau.

    Tiến sĩ Matthew Watson, một chuyên gia núi lửa từ Đại học Bristol cho biết: "Chúng ta có thể phân loại các vụ phun trào thành hai loại khác nhau".

    Loại thứ nhất gọi là "chảy tràn", bởi chúng sinh ra các dòng dung nham và rất nhiều khí gas. Loại thứ 2 là "bùng nổ" phun ra tro bụi và khí gas. Đây chính là 2 mối đe dọa khủng khiếp từ các vụ phun trào núi lửa.

    Dòng dung nham.
    Dòng dung nham.

    Sự khác biệt trong hoạt động phun trào chủ yếu là do độ nhớt của magma kiểm soát. Đá magma càng nhớt càng khó thoát khí và khả năng xảy ra vụnổ càng cao.

    Mặc dù có sự khác nhau về phân loại, nhưng nếu tất cả các núi lửa trên Trái Đất phun trào cùng một lúc, thì chỉ có một kịch bản cho Trái Đất - Đó là ngày tàn của toàn nhân loại.

    Theo Parv Sethi - một nhà địa chất học tới từ Đại học Redford bang Virginia (Mỹ) cho biết: "Mọi thứ sẽ tồi tệ đến mức không còn ai muốn sống trên một hành tinh như vậy nữa".

    Thiệt hại ban đầu ở các khu vực gần núi lửa

    Đầu tiên phải kể đến những người sống gần khu vực núi lửa, họ là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất từ những dòng dung nham và cả những đám mây bụi khổng lồ phun ra từ núi lửa.

    Nủa lửa Etna (Ý) - núi lửa hoạt động cao nhất Châu Âu.
    Nủa lửa Etna (Ý) - núi lửa hoạt động cao nhất Châu Âu.

    Dòng nham tầng là những đám mây bụi đá, tro, khí gas di chuyển với tốc độ cực nhanh 724km/h và có nhiệt độ lên đến 1000°C. Nó có thể là thảm họa kinh hoàng của những người dân sống trong bán kính 160 km xung quanh núi lửa.

    Vậy, nếu núi Vesuvius (Italia) – được coi là núi lửa nguy hiểm nhất thế giới phun trào, thì 3 triệu dân sẽ ra sao? Hoặc 130 triệu người quanh đảo Java (Indonesia) sẽ đi về đâu khi ở đó có đến 45 núi lửa đang hoạt động đồng loạt "bung lụa"?

    Thật không dám tưởng tượng!
    Thật không dám tưởng tượng!

    Thiệt hại trên diện rộng

    Những thiệt hại gần khu vực núi lửa chỉ là sự khởi đầu cho chuỗi những thảm cảnh tiếp theo.

    Tất cả các vụ phun trào đều sinh ra cột tro bụi và gửi vào bầu không khí. Nó có thể lan rộng, vươn cao lên hàng nghìn km.

    Tiến sĩ Watson phát biểu: "Tro bụi chứa các mảnh vỡ thủy tinh, tinh thể và đất đá nhỏ, là thứ không mấy dễ chịu".

    Núi lửa Eyjafjallajokull tỉnh giấc sau 200 ngủ yên.
    Núi lửa Eyjafjallajokull tỉnh giấc sau 200 ngủ yên.

    Chắc chắn chúng ta không thể nào quên vụ phun trào núi lửa Eyjafjallajokull ở Iceland năm 2010.

    Núi lửa này đã bỗng dưng tỉnh giấc sau 200 năm ngủ yên khiến ngành hàng không châu Âu "đứng ngồi không yên", buộc phải đóng cửa không phận bởi nó có thể gây hại cho động cơ máy bay.

    Không chỉ có khả năng hủy hoại động cơ máy bay, những đám tro bụi núi lửa dày đặc có thể là nguy cơ tiềm ẩn cho các tòa nhà kiên cố khi chúng đủ sức làm móng nhà sụp xuống.

    Hít thở phải tro bụi có thể khiến chúng ta phải đối mặt vớicác bệnh về phổi trong đó có bệnh bụi phổi và một loạt các bệnh khác.

    Tro bụi núi lửa ở dưới dạng những hạt rất nhỏ sẽ bám chặt vào phổi khiến người hít phải chết ngạt sau tích tắc. Và mặt nạ phòng độc có thể là thứ bạn cần nhất lúc đó.

    Bên cạnh đó, những kênh truyền thông sẽ không thể hoạt độngdo tro bụi làm gián đoạn các hoạt động của vệ tinh và chặn sóng vô tuyến.

    Biến đổi khí hậu dài hạn

    Sự thật là các vụ phun trào núi lửa sẽ gây ra những thay đổi dài hạn đối với khí hậu trên Trái Đất.

    Mỗi khi nhắc đến núi lửa, chúng ta đều liên tưởng đến sức nóng của nó làm biến đổi khí hậu, tuy nhiên, trên thực tế, lượng tro bụi và khí gas phóng ra từ miệng núi lửa lại làm giảm nhiệt độ toàn cầu.

    Tiến sĩ Watson cho biết: "Lưu huỳnh đioxit ban đầu được phun ra sẽ chuyển thành các hạt nhỏ gọi là aerosol khi gặp nước, phản xạ ánh sáng Mặt Trời ngược trở lại. Điều này khiến hành tinh của chúng ta mát hơn, thậm chí tạo ra kỷ Băng hà nhỏ".

    Tuy nhiên, nếu xảy ra trong thời gian dài, chúng ta có thể phải đối mặt với một hiệu ứng ngược lại với nhiệt độ tăng.

    Tiến sĩ Watson cảnh báo: "Sau hàng trăm năm, carbondioxide phóng ra từ núi lửa có thể làm nóng hành tinh này. Báo động hơn nữa khi nhân loại đang phóng ra một lượng carbon đioxit gấp 50-100 lần núi lửa."

    Năm 1815, khi núi lửa Tambora ở Indonesia phun trào, đã cho thấy một kỷ lục trong việc biến đổi khí hậu toàn cầu, làm hạ nhiệt trên toàn thếgiới, mưa lớn gây phá hoại mùa màng.

    Núi lửa Tambora ở Indonesia phun trào năm 1815 giúp Trái Đất giảm nhiệt.
    Núi lửa Tambora ở Indonesia phun trào năm 1815 giúp Trái Đất giảm nhiệt.

    Một vụ phun trào có mức ảnh hưởng như thế, vậy chúng ta hãy thử tưởng tượng nếu 1.500 núi lửa cùng thức giấc thì sức hủy diệt của nó sẽ như thế nào?

    Vậy làm thế nào để sống sót khi thảm họa này xảy ra?

    Nếu chẳng may điều này xảy ra thì cơ hội sống sót của bạn chỉ có thể nhờ vào... may mắn mà thôi. Khi đó bạn sẽ cần có một con tàu khổng lồ và phi thẳng ra ngoài khơi.

    Tất nhiên, con tàu đó phải trang bị đầy đủ những thứ thiết yếu như thực phẩm, nước uống, thuốc men,.. Nhưng đó chỉ là biện pháp ngắn hạn cho bạn mà thôi.

    Bạn không thể ở trong đó quá lâu. Thực phẩm dùng thì sẽ hết, và bạn buộc phải cập bến để bổ sung. Nhưng vấn đề là khi đó bạn sẽ khó mà tìm được nguồn thực phẩm bởi bao trùm tất cả chỉ là tro bụi.

    Tất cả sẽ bị bao trùm bởi tro bụi.
    Tất cả sẽ bị bao trùm bởi tro bụi.

    Hơn nữa, bạn sẽ chẳng nhìn thấy ánh Mặt Trời, đồng nghĩa với việc thiếu hụt vitamin D, khiến chúng ta có khả năng bị loãng xương, giảm quá trình sản sinh serotonin - hormone vui vẻ của con người.

    Và sau đó là chuỗi ngày chúng ta phải sống trong căng thẳng và lo lắng.

    Thậm chí tiến sĩ Watson còn cho rằng về mặt lý thuyết, nếu tất cả núi lửa trên Trái Đất cùng phun trào một lúc thì Trái Đất xinh đẹp của chúng ta sẽ chẳng thể nào tồn tại được.

    Tuy nhiên, nếu không muốn tưởng tượng thảm cảnh này, bạn cũng chẳng cần phải lo lắng vì 1.500 núi lửa trên Trái Đất cùng tỉnh giấc... đó là điều gần như không thể.

    Theo Trí thức trẻ/Soha

    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày

    NỔI BẬT TRANG CHỦ