Trải nghiệm camera Xiaomi 13T Pro: Chụp càng tối càng đẹp, màu Leica đặc trưng, tiếc nhất là xóa phông ảo
Bộ camera 3 ống kính trên Xiaomi 13T Pro sẽ trở nên hoàn hảo nếu tính năng chụp chân dung xóa phông ảo được cập nhật tốt hơn.
- Xe điện đầu tiên của Xiaomi chính thức lộ diện: Trang bị LiDAR và chạy HyperOS, cho phép mở cửa xe bằng nhận diện khuôn mặt, giá 'đồn đoán' dưới 1 tỷ đồng
- Điện thoại Xiaomi có màn hình lớn, camera 50MP, pin 5000mAh, giá chỉ hơn 3 triệu đồng
- Giữa tháng có deal “xịn” không kém 11/11, từ combo đồ Samsung, máy cạo râu Xiaomi đến đồ giữ nhiệt nam giảm đến hơn nửa giá
Cả Xiaomi 13T và 13T Pro đều dùng chung gần như tất cả phần cứng, bao gồm cả camera. Đây cũng là dòng máy hiếm hoi không phải cao cấp nhưng vẫn được tối ưu cả phần cứng lẫn phần mềm bởi Leica.
Cụ thể, cả 3 cảm biến đều dùng thấu kính Summicron đồng phát triển bởi 2 hãng. Cả cảm biến góc rộng và tele 2x của máy đều có độ phân giải 50MP nhưng kích thước khác nhau, lần lượt là 1/1.28” cho cảm biến chính và 1/2.28” cho cảm biến kèm zoom quang. Vì thế mà kích thước pixel cũng khác biệt với con số trên cảm biến chính gần như lớn gấp đôi.
Khi dùng thuật toán pixel binning, kích thước điểm ảnh lớn nhất mà 13T Pro đạt được lên đến 2.44µm, lớn tương đương rất nhiều siêu phẩm điện thoại giá nghìn Đô hiện nay. Nhờ đó mà dù khẩu độ chỉ f/1.9 nhưng tính ra vẫn cho khả năng thu sáng cực tốt.
Camera góc siêu rộng 15mm thì có cảm biến khá nhỏ, chỉ 1/3.06”, kết hợp độ phân giải 12MP cho kích thước điểm ảnh 1.12µm. Khẩu độ f/2.2 không phải lớn lắm nhưng hóa ra khả năng chụp ảnh không hề tệ như tưởng tượng.
Chất màu Leica vô cùng đặc trưng
Mở camera lên, bạn sẽ thấy có 2 lựa chọn màu Leica Vibrant và Leica Authentic. Sự khác biệt nhìn qua thì không nhiều nhưng nếu đặt 2 ảnh cạnh nhau sẽ thấy màu Authentic trầm hơn, tối hơn, trong khi màu Vibrant tăng nhẹ độ sáng và độ bão hòa màu. Cá nhân tôi ban đầu chỉ chụp với màu Authentic nhưng sau khi soi kĩ chất ảnh thì thấy màu Vibrant đẹp hơn hẳn, nhất là khi chụp trời nắng, ánh sáng mạnh.
Ảnh đủ sáng - đủ đẹp
Ảnh chụp ban ngày từ Xiaomi 13T Pro không có nhiều điểm đáng chú ý vì ở tầm giá này, gần như điện thoại nào cũng chụp rất đẹp với độ chi tiết cao, HDR tốt. 13T Pro thường đo sáng tối hơn 1 chút so với xu hướng của các điện thoại khác nên cho tương phản tốt hơn, nhiều khung hình nhìn “thật” hơn và cho màu sắc đậm đà hơn.
Ở 1 số trường hợp như thế này, tông màu Authentic vô tình làm ảnh trông buồn tẻ hơn, hơi thiếu sức sống. Lúc này tốt nhất nên dùng màu Vibrant để cải thiện chất lượng tổng thể, giúp ảnh trông có sức sống hơn.
Cách xử lý chi tiết của 13T Pro rất dịu mắt, không gặp tình trạng làm nét quá mức, vùng chuyển sáng - tối mượt mà với hiệu ứng HDR vừa phải. Độ nhiễu hạt cũng giữ ở mức tốt, không bị bệt màu.
Khi trời tối dần, ánh sáng yếu đi hóa ra lại là lợi thế để máy thể hiện hết cách xử lý và cân bằng sáng. Màu sắc và tương phản lúc này trông ấn tượng hơn nhờ bộ lọc chuẩn Leica. Ảnh có thể mất dần tính chân thực nhưng về độ đẹp thì “khỏi bàn”.
Nếu để màu Authentic khi chụp các boss sẽ không đẹp lắm vì ảnh tối, màu hơi xám xịt, bộ lông trắng mượt trông bệt lại kém xinh.
Ảnh chụp đêm mới là điểm nhấn
Như đã nhắc trên tiêu đề, ưu điểm lớn nhất của Xiaomi 13T Pro xuất hiện khi trời đã tối. Chất ảnh Leica thể hiện hết cỡ trong những khung hình với ánh đèn điện đầy màu sắc. Độ tương phản cao và đo sáng chính xác giúp ảnh chụp không bị dư sáng. Bầu trời đen giữ được màu đen chứ không biến đổi thành xanh xám giả tạo. Ngay cả khi không dùng chế độ Night mode thì ảnh vẫn có tương phản động tốt, chi tiết cao, khử nhiễu gần như hoàn hảo.
Tuy nhiên, vấn đề khá khó hiểu lại nằm ở tính năng đo sáng chạm hoạt động không hề ổn định. 1 số khung cảnh khi chưa chụp tưởng bị cháy sáng, nhưng khi chạm đo sáng thì ảnh chụp ra lại rất xấu, trong khi chụp tự động thì hiệu ứng HDR lại xử lý tốt không tì vết. Ngoài ra, khi bật chế độ chụp đêm, máy còn không cho phép chúng ta chạm đo sáng hay tăng giảm thời gian phơi sáng. Hy vọng Xiaomi sẽ nhanh chóng cập nhật phần mềm để xử lý lỗi này.
Chất lượng ảnh đó cũng được đưa sang cảm biến zoom quang 2x, chỉ giảm 1 chút về độ chi tiết và cách xử lý nhiễu hạt. Dù có khẩu độ lớn f/1.9 nhưng máy đôi khi vẫn chuyển sang dùng cảm biến chính để chụp đêm thay vì cảm biến zoom quang. Lúc này độ chi tiết giảm đi nhưng độ sáng, chất lượng màu sắc và độ nhiễu hạt đều được cải thiện thấy rõ.
1 số ảnh chụp đêm tự động khác với Xiaomi 13T Pro, không qua chỉnh sửa và chạm đo sáng.
Camera siêu rộng được “cứu” bởi phần mềm tốt
Nếu xét về phần cứng, camera góc siêu rộng của 13T Pro không tốt như tưởng tượng nhưng thực tế, nhờ thuật toán tốt nên ảnh chụp ra vẫn rất đẹp, từ màu sắc, độ chi tiết, nhiễu hạt đến dải tương phản. Ảnh chụp đêm và trong nhà đều mịn mượt, nhìn dễ chịu, không xử lý quá lố.
Ảnh chân dung xóa phông là điểm yếu duy nhất
Phần mềm trong chế độ chân dung xóa phông được mượn trực tiếp từ dòng 13 cao cấp, giả lập các loại ống kính trứ danh của Leica nhưng chất lượng thực tế lại khá tệ. Máy xử lý chiều sâu ảnh chưa tốt, nhiều lỗi, giả lập bokeh không ổn chút nào.
Vẫn là lựa chọn đáng chú ý ở phân khúc cận cao cấp
Không chỉ có cấu hình mạnh, thiết kế ấn tượng, màn hình chất lượng cao mà camera của 13T Pro cũng rất đáng khen ở hầu hết khía cạnh. Ở phân khúc hơn 15 triệu, máy cũng có ít đối thủ cạnh tranh trực tiếp và nếu nhận khuyến mãi giảm giá nữa thì không có lý do gì để không cân nhắc cả, trừ khi bạn là người cần dùng chế độ chụp chân dung xóa phông thường xuyên.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Bí ẩn y học: Trái tim được hiến tặng mách bảo chủ nhân mới tìm về nhà chủ nhân cũ, dù danh tính hai bên đã bị giấu kín
Câu chuyện có thật này nằm trong số những bí ẩn khó hiểu nhất của y học trong thế kỷ 20, mà cho tới tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng đi tìm một lời giải thích thỏa đáng.
"Camera iPhone 16 Pro Max chẳng khác đời trước", thực tế sử dụng ra sao?