Trải nghiệm sớm SearchGPT: 5 điểm khác biệt của công cụ tìm kiếm AI từ 'cha đẻ' ChatGPT so với Google Search
Sau nhiều tháng đồn đoán, OpenAI cuối cùng đã công bố rằng họ sẽ đưa một công cụ tìm kiếm vào ChatGPT. Dưới đây là một trong số những đánh giá ban đầu của biên tập viên trang tin công nghệ CNET về SearchGPT, so với trải nghiệm tìm kiếm quen thuộc trên Google Search.
- Google nhận tin dữ từ tòa án: Vừa phải chia tay 'mỏ vàng' Apple, vừa khiến Táo Khuyết thiệt hại theo hàng tỷ USD vì một lý do
- Siêu mạng lưới 15.000 vệ tinh của Trung Quốc có công nghệ gì đặc biệt để đấu với Starlink của Elon Musk?
- Đứng top 1 thị trường thì làm gì để tốt hơn nữa? Đây là cách Samsung nâng tầm các mẫu TV để 'chiều tới bến' khách Việt
Sự khác biệt trong kết quả tìm kiếm
Một trong những điểm khác biệt chính giữa tìm kiếm với OpenAI và Google chính là trang kết quả. Khi bạn thực hiện một truy vấn với SearchGPT, bạn sẽ nhận được một tóm tắt câu trả lời kèm theo các liên kết đến nguồn thông tin. Ý tưởng này nhằm tiết kiệm thời gian với những phản hồi trực tiếp hơn.
Chẳng hạn, một truy vấn mẫu của SearchGPT hỏi về những loại cà chua tốt nhất để trồng ở Minnesota. Kết quả gọi tên các loại như Early Girl, Celebrity, Roma và Cherokee Purple, cùng với các liên kết đến các nguồn thông tin về làm vườn cung cấp những gợi ý đó.
Khi bạn thực hiện cùng một truy vấn tương tự với Google, bạn sẽ nhận được AI Overview - tức bản tóm tắt kết quả do AI tạo ra, khá tương đồng với những gì SearchGPT đang thực hiện. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ thấy tính năng "People Also Ask" với bốn câu hỏi gợi ý và một số liên kết. Nếu AI Overview của Google trả lời câu hỏi của bạn, bạn thật may mắn. Nếu không, bạn sẽ phải cuộn qua nhiều trang tìm kiếm. Đây là điều OpenAI không muốn lặp lại ở SearchGPT.
Danny Goodwin, giám đốc biên tập của trang tin tức SEO Search Engine Land cho biết: "Tôi cảm thấy nhiều người đã chán ngấy việc phải truy cập vào nhiều trang web khác nhau với hy vọng tìm thấy điều gì đó." Ông cũng nhấn mạnh rằng đã có rất nhiều phàn nàn về chất lượng tìm kiếm của Google… thật khó để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi đáng lẽ nên đơn giản.
Vấn đề quảng cáo
Một sự khác biệt lớn khác chính là SearchGPT có thể sẽ không có quảng cáo, ít nhất là trong thời gian hiện tại. Tại thời điểm này, SearchGPT sẽ có sẵn cho các thành viên ChatGPT Plus, những người trả 20 USD mỗi tháng để có quyền truy cập không giới hạn vào mô hình GPT-4o.
Trong cuộc phỏng vấn với Fridman, CEO của OpenAI, Sam Altman đã rõ ràng rằng ông không thích quảng cáo.
Ông cho biết: "Tôi thích rằng mọi người trả tiền cho ChatGPT và biết rằng các câu trả lời họ nhận được không bị ảnh hưởng bởi các nhà quảng cáo." Ông cũng nói thêm: "Khi tôi sử dụng Twitter hay Facebook hay Google hay bất kỳ sản phẩm tuyệt vời nào khác nhưng lại dựa vào quảng cáo, tôi không thích điều đó và tôi nghĩ rằng nó trở nên tồi tệ hơn, không tốt hơn trong một thế giới có AI."
Google thì ngược lại. Họ yêu quảng cáo. Google đã cung cấp quảng cáo từ năm 2000 và đã kiếm được 237,8 tỷ USD từ quảng cáo chỉ trong năm 2023.
Tính năng tương tác
OpenAI cho biết họ dự định sẽ tích hợp tìm kiếm trực tiếp vào chatbot ChatGPT. Kết quả sẽ là một trải nghiệm giao tiếp hơn, trong đó SearchGPT sẽ lưu giữ bối cảnh để trả lời các câu hỏi tiếp theo.
Mike Grehan, giám đốc điều hành của công ty tiếp thị kỹ thuật số Chelsea Digital nhấn mạnh rằng: "Thay vì gõ vào một đống từ khóa hay cụm từ vào ô tìm kiếm, bạn sẽ hỏi SearchGPT các câu hỏi giống như bạn hỏi một người bạn hay một chuyên gia đáng tin cậy để nhận được câu trả lời hoặc tóm tắt dưới dạng một cuộc đối thoại liên tục."
Một trong những tìm kiếm mẫu của OpenAI là: "Khi nào tôi có thể thấy sên biển ở vịnh Half Moon vào cuối tuần này?" SearchGPT cung cấp hình ảnh của sên biển, cũng như thời gian chính xác cho các đợt thủy triều thấp vốn diễn ra mỗi ngày. Nó trích dẫn các nguồn từ Pacific Beach Coalition và Tide Forecast. Sau đó, người dùng thử nghiệm hỏi: "Liệu thời tiết có nóng không?" và SearchGPT hiểu rằng câu hỏi này đang tìm kiếm bản dự báo thời tiết cho Half Moon Bay, California.
Trong khi đó, nếu bạn hỏi Google: "Có gì để làm ở New York vào cuối tuần tới?" và sau đó hỏi: "Liệu trời có mưa không?" thì bạn nhận được kết quả thời tiết cho vị trí hiện tại của mình.
Vấn đề thông tin sai lệch
Cả Google và SearchGPT đều đã gặp phải vấn đề về thông tin sai lệch, xảy ra khi một chatbot cung cấp thông tin sai hoặc gây hiểu lầm.
Vào thời điểm mới ra mắt, AI Overview của Google liên tục bị chỉ trích vì đưa ra thông tin sai sự thật, thậm chí gây sốc. Trong khi đó, theo những người trải nghiệm sớm, SearchGPT cũng đã gặp phải những sự cố riêng, ngay cả trong các tài liệu quảng cáo. Trong một video trong bài viết của OpenAI, có một tìm kiếm về "các lễ hội âm nhạc ở Boone, North Carolina vào tháng Tám." Tuy nhiên, như The Atlantic đã chỉ ra, nó đã cung cấp sai thời gian diễn ra lễ hội mùa hè Appalachian.
Cần lưu ý, ChatGPT kèm theo cảnh báo: "ChatGPT có thể mắc sai lầm. Hãy kiểm tra thông tin quan trọng." Nhưng không rõ liệu SearchGPT có cung cấp cảnh báo tương tự hay không.
Tìm kiếm cục bộ và thương mại điện tử
Không phải tất cả các tìm kiếm đều nhằm mục đích nhận thêm thông tin. Đôi khi chúng ta tìm kiếm những thứ để mua hoặc nơi để đến.
Đáng nói, đây chính là lĩnh vực mà Google vẫn giữ ưu thế. Chẳng hạn, Google Shopping ra mắt vào năm 2002 với tên gọi Froogle. Và gã khổng lồ tìm kiếm đã phát hành sản phẩm đầu tiên tập trung vào các doanh nghiệp địa phương vào năm 2005. Họ đã thiết lập một nền tảng vững chắc trong cả hai lĩnh vực này. Trong bài viết, OpenAI cũng cho biết họ sẽ tiếp tục cải thiện trong cả hai lĩnh vực đó.
Khi biên tập viên trang CNET sử dụng ChatGPT để tìm kiếm "pizza gần tôi," chatbot cho biết người dùng cần nêu rõ địa điểm hoặc cung cấp mã zip. Khi thêm mã zip, chatbot này đã cung cấp ba địa điểm đang bán pizza tại khu vực biên tập viên này sinh sống.
Nhìn chung, sau những trải nghiệm ban đầu, một số chuyên gia sẽ cho rằng SearchGPT sẽ đi theo một hướng hoàn toàn mới.
"Có lẽ tốt hơn là nghĩ về SearchGPT như một dịch vụ kiểu lễ tân, trong khi Google giống như một cuốn bách khoa toàn thư kết hợp với atlas và cơ quan tin tức, và đang không ngừng mở rộng.", Mike Grehan, giám đốc điều hành của công ty tiếp thị kỹ thuật số Chelsea Digital cho biết.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming