Chỉ vài tháng sau khi cải tổ từ Google thành Alphabet, công ty của Larry Page đã phải trải qua đợt xáo trộn nhân sự cao cấp đầu tiên. Và đây là lý do vì sao Google cần phải trở thành Alphabet.
Trong ngày thứ sáu vừa qua, Tony Fadell, CEO của Nest, công ty thiết bị nhà thông minh được Google mua lại với giá 3,2 tỷ USD vào năm 2014, đã chính thức từ nhiệm. Người thay thế cho Fadell là Marwan Fawaz, một trong số những lãnh đạo cao cấp của Motorola.
Đây cũng là lần đầu tiên Alphabet thực hiện xáo trộn nhân sự cao cấp, vào thời điểm chưa đầy một năm sau khi thành lập bằng cách tái cải tổ tất cả các bộ phận có mục đích kinh doanh khác nhau của Google. Cuộc lật đổ Fadell nói lên một nguyên tắc quan trọng trong cách vận hành của Alphabet: đây là một tập đoàn lớn bao gồm nhiều công ty nhỏ hoạt động độc lập nhưng vẫn chịu sự kiểm soát tập trung. Khi bất cứ một công ty độc lập nào trong “Bảng chữ cái” gặp khó khăn, đội ngũ Alphabet mới là người quyết định liệu vị CEO của công ty này có cần phải được thay thế hay không.
Trong trường hợp của Fadell, các nguồn tin nội bộ giấu tên khẳng định Fadell không được tham gia vào quá trình tìm người kế nhiệm của mình. Thay vào đó, nhóm điều hành của Alphabeet (bao gồm bộ 3 quyền lực của Google: 2 nhà sáng lập Larry Page, Sergey Brin cùng cựu CEO, cựu chủ tịch Eric Schmidt) mới là người đưa ra quyết định. Vai trò của Alphabet được thể hiện rõ: “kiểm soát” các công ty con cùng những “nhân vật” cộm cán trực thuộc các các công ty này.
Trong năm qua, Nest đã liên tục đối mặt với nhiều vấn đề: sản phẩm ra mắt chậm trễ hoặc hoạt động không tốt, lục đục nội bộ, doanh thu không đạt mục tiêu v...v... Trong tuyên bố từ nhiệm chính thức trên blog công ty, Fadell khẳng định kế hoạch rời bỏ ghế nóng của ông đã được bắt đầu từ năm ngoái, nhiều tháng trước khi các bài báo chỉ trích Nest được đăng tải. Song, quyền lực của Alphabet chắc chắn đã phát huy tác dụng trong trường hợp này.
“Các nhà lãnh đạo tài giỏi và mô hình hoạt động độc lập”
Khi tái cải tổ Google thành Alphabet vào tháng 8/2015, CEO Larry Page khẳng định với cấu trúc mới đội ngũ lãnh đạo của ông sẽ chỉ thực hiện nhiệm vụ phân bổ tài chính và đặt mục tiêu doanh thu cho các công ty con. Hy vọng của nhà sáng lập Google là cho phép các công ty con này phát triển thịnh vượng qua “các nhà lãnh đạo tài giỏi và mô hình hoạt động độc lập”.
Đến thời gian gần đây, chủ tịch điều hành Eric Schmidt lại nhắc lại quan điểm đó, nhưng là từ một góc độ khác: “Nếu các CEO này không làm tốt công việc của họ, họ sẽ phải gánh chịu hậu quả”.
Hiện tại, Google vẫn đang đóng góp tới 99% doanh thu cho Alphabet. Các mảng kinh doanh tìm kiếm tương lai Other Bets (bao gồm Nest, Verily, Boston Dynamics) đã “đốt” tới 802 triệu USD tiền lỗ vào quý đầu tiên của năm nay. Do đó, Alphabet buộc phải siết chặt hoạt động của các công ty này. Theo Page, một phần quan trọng trong vị trí mới của ông tại Alphabet là săn lùng các tài năng, tìm ra các “nhân vật” phù hợp để lãnh đạo các Other Bets.
Tuyên bố của Page về sự ra đi của Fadell khẳng định doanh thu Nest đã liên tục tăng ở mức 50% dưới sự lãnh đạo của vị “cha đẻ iPod”. Tuy vậy, Phố Wall vẫn tỏ ra vui mừng về sự kiện này.
“Nest đã liên tục đi xuống trong một thời gian, về cả khía cạnh sản phẩm lẫn hợp tác làm ăn. Tôi không bất ngờ khi vị trí CEO bị thay đổi”, nhà phân tích Frank Gillett của Forrester khẳng định.
Nhà phân tích Patrick Moorhead tại Moor Insights bày tỏ hy vọng vụ “trảm tướng” này sẽ giúp Nest ra mắt thêm nhiều sản phẩm mới trong tương lai gần:
“Đã nhiềm năm trôi qua mà Nest không có thêm một doanh mục sản phẩm mới hoặc thậm chí là một thay đổi bước ngoặt trên các sản phẩm hiện tại. Tôi muốn Nest tham gia vào an ninh, điện ánh sáng, quản lý năng lượng, quản lý cửa gara và hệ thống tưới cây”.
Hiện tại, Fadell vẫn được giữ lại Alphabet để làm cố vấn cho Larry Page.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"