Trạm không gian Thiên Cung 1 của Trung Quốc đã rơi xuống Thái Bình Dương, không có thiệt hại nào xảy ra
Trạm không gian bị mất kiểm soát của Trung Quốc - Thiên Cung 1 - cuối cùng đã rơi xuyên qua khí quyển Trái Đất và hạ cánh xuống phía Nam Thái Bình Dương.
Theo đó, trạm không gian này tiếp đất vào khoảng 8:16PM (giờ ET) ngày 1/4, chấm dứt 7 năm trôi nổi trên quỹ đạo Trái Đất, và may mắn là không có mảnh vỡ nào rơi xuống các khu vực dân cư.
Trước đó, vị trí rơi xuống cụ thể của Thiên Cung 1 vẫn chưa được khẳng định, và đây cũng là tình trạng chung đối với phần lớn các vụ rơi rác thải vũ trụ khác. Vào chiều Chủ Nhật, các máy theo dõi dù đã thu hẹp được khoảng thời gian dự kiến rơi xuống của trạm vũ trụ này, nhưng vị trí rơi vẫn là một biến số. Thiên Cung 1 đã bay trong quỹ đạo thấp của Trái Đất với vận tốc khoảng 17.000 dặm/giờ (hơn 27300km/h). Tức nếu các dự báo chỉ cần chệch 1 tiếng thôi cũng đủ khiến trạm vũ trụ này tiếp đất ở cách nơi dự kiến ban đầu đến 27300km!
Đây là vị trí rơi của Thiên Cung 1, ở phía Tây Bắc Tahiti
Việc Thiên Cung rơi xuống Thái Bình Dương đã chấm dứt hàng năm trời lo lắng khi các nhà nghiên cứu toát mồ hôi hột để tính toán điểm rơi của nó. Trạm vũ trụ này đặc biệt nặng, và nhiều chuyên gia cho rằng các mảnh vỡ lớn của nó sẽ không cháy hết trong quá trình bay qua khi quyển Trái Đất. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng khả năng chúng rơi trúng con người là hầu như không có. Phần lớn Trái Đất được bao phủ với đại dương, và hầu như mọi vùng đất đều không có dân cư sinh sống, khiến khả năng ai đó bị Thiên Cung 1 rơi trúng đầu chỉ là 1/1 tỷ tỷ.
Thiên Cung 1 được phóng lên vào năm 2011, là trạm vũ trụ có người đầu tiên của Trung Quốc. Đã có hai phi hành đoàn lên làm việc tại đây, trong đó có một nữ phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc. Nhưng phía Trung Quốc chỉ dự định để Thiên Cung 1 hoạt động trong vài năm mà thôi, và ban đầu họ định sẽ bắn hạ Thiên Cung 1 và đẩy nó ra khỏi quỹ đạo bay để rơi xuống đại dương một cách an toàn. Trung Quốc còn dự định tiếp tục phóng Thiên Cung 2 lên thay thế Thiên Cung 1.
Thế nhưng vì Thiên Cung 2 chưa kịp hoàn thiện đúng thời hạn nên Thiên Cung 1 đành phải ở trên quỹ đạo thêm một thời gian nữa. Năm 2016, cơ quan vũ trụ Trung Quốc thông báo với Liên Hiệp Quốc rằng họ đã mất kiểm soát Thiên Cung 1, tức không còn gởi mệnh lệnh đến trạm này được nữa. Kết quả là, cũng như mọi thứ khác, khi độ cao của Thiên Cung 1 bị hạ dần xuống quỹ đạo thấp của Trái Đất, nó đã bắt đầu bị các hạt không khí va đập và xé nát, rồi dần rơi xuống và bốc cháy sau khi vào khí quyển Trái Đất.
Điều khiến mọi người lo lắng nhất về Thiên Cung 1 là nó quá nặng, đến 8,5 tấn. Nó còn rất đặc, do đó sẽ không cháy rụi trong khí quyển. Thông thường, hầu hết các quốc gia và công ty liên quan đều có kế hoạch phá huỷ tàu vũ trụ cỡ lớn như thế này khi chúng kết thúc vòng đời.
Tuy nhiên, lúc nào cũng có những vụ vệ tinh hay tên lửa mất kiểm soát rơi xuống Trái Đất. Và đây cũng không phải là lần đầu tiên một vật lớn như thế này rơi xuống khí quyển mà không chịu sự điều khiển của bất kỳ ai bên dưới. Tên lửa Nga Zenit nặng gần bằng Thiên Cung 1 đã rơi xuống Trái Đất hồi tháng 1 năm nay. Năm 2011, tàu vũ trụ Phobos-Grunt của Nga nặng hơn 13 tấn cũng rơi xuống Trái Đất sau khi thất bại trong việc bay lên Sao Hoả. Năm 1979, trạm vũ trụ Sky Lab của NASA nặng 71,4 tấn cũng rơi xuống Trái Đất một cách không kiểm soát.
Trong tương lai, chúng ta sẽ còn thấy nhiều vụ việc đáng quan ngại như thế này nữa. Nhưng phải chấp nhận thôi, bởi phóng những thứ lớn như vậy vào không gian lúc nào cũng đi kèm với những nguy cơ.
Tham khảo: TheVerge
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"