Trạm sao Hỏa 1400 tỷ của Trung Quốc tại sa mạc Gobi chính thức mở cửa để người dân vào chơi
Được gọi là "Trạm sao Hỏa số 1", nơi đây đặt mục tiêu sẽ trở thành trung tâm đào tạo phi hành gia. Tuy nhiên, hiện tại nó đang được sử dụng với mục đích giải trí.
Được xây dựng tại một trong những khu vực hẻo lánh nhất của sa mạc Gobi khô cằn, căn cứ 61 triệu USD (khoảng 1400 tỷ đồng) mô phỏng cuộc sống của loài người nếu ta sinh tồn thành công trên sao Hỏa (dưới con mắt của người Trung Quốc).
Trạm sao Hỏa 1400 tỷ của Trung Quốc tại sa mạc Gobi chính thức mở cửa để người dân vào chơi
Vào hôm 17 vừa qua, căn cứ mô phỏng này đã chính thức mở cửa cho người dân vào chơi.
Được gọi là "Trạm sao Hỏa số 1", nơi đây đặt mục tiêu sẽ trở thành trung tâm đào tạo phi hành gia. Tuy nhiên, hiện tại nó đang được sử dụng với mục đích giải trí.
Căn cứ này được tạo ra như một phần của "C Space Plan", dự án giáo dục không gian dành cho thanh thiếu niên Trung Quốc, với hi vọng truyền cảm hứng cho thế hệ phi hành gia tiếp theo.
Theo CGTN, đây là cơ sở trải nghiệm văn hóa và du lịch đầu tiên của Trung Quốc lấy chủ đề hàng không vũ trụ, nghiên cứu khoa học, cụ thể là sao Hỏa. Ngoài ra, trong tương lai, nơi đây sẽ phục vụ như một phim trường.
Trong diện tích 67km2, Trạm sao Hỏa số 1 có tất cả 9 cabin phục vụ sinh hoạt, phòng chốt gió (airlock) và trung tâm điều khiển mặt đất. Các mô-đun tương tự có thể được sử dụng vào một ngày nào đó trên các thuộc địa sao Hỏa tương lai của Trung Quốc. Ngoài ra, du khách còn có thể trải nghiệm "bề mặt sao Hỏa" trong khi khoác lên trang phục của phi hành gia.
Theo Quartz/AFP
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Samsung và cuộc cách mạng AI: Hệ sinh thái toàn diện từ TV đến điện thoại di động đã thay đổi đời sống của người tiêu dùng như thế nào?
Với chiến lược toàn diện, Samsung đã sẵn sàng cho một cuộc cách mạng công nghệ tiếp theo, nơi AI đóng vai trò trung tâm. “Ông lớn" Hàn Quốc chứng minh trí tuệ nhân tạo không chỉ là một tính năng trong các thiết bị, mà còn là cốt lõi trong chiến lược đổi mới của họ.
Nhà sáng lập TSMC nhận định về Intel: Sẽ tốt hơn nếu không cố chen chân vào mảng sản xuất chip, đáng lẽ nên tập trung vào AI