Tràng cười ma quái của Alexa cho thấy một vấn đề lớn hơn nhiều so với những gì Amazon thừa nhận
Người dùng Alexa cho biết họ bị giật mình bởi những tiếng cười khúc khích đầy ma quái của trợ lý ảo Alexa, cho thấy một trong những khiếm khuyết của các trợ lý giọng nói ngày nay.
Tuần vừa qua, nhiều người dùng Amazon Alexa cho biết các thiết bị của họ bỗng tự phát ra những tràng cười ma quái. Đôi lúc, họ chẳng làm gì trước khi Alexa bắt đầu cười. Lúc khác, họ vừa bảo Alexa hãy tắt đèn đi, và một tiếng cười khục khặc đáng sợ vang lên. Dù thế nào, những người dùng xui xẻo kia cũng bị Alexa "hù" một phen đứng tim.
Amazon nhanh chóng phát hện vấn đề này. Công ty cho biết vấn đề xuất phát từ việc Alexa nghe nhầm câu lệnh, do đó câu lệnh đơn giản "Alexa, laugh" (Alexa, cười đi) đã được đổi thành "Alexa, can you laugh?" (bạn có thể cười không, Alexa?). Hơn thế nữa, Alexa sẽ không chỉ cười khi bạn hỏi, mà nó sẽ nói "Sure, I can laugh" (chắc rồi, tôi có thể cười" rồi mới cười. Với những thay đổi này, Alexa sẽ không còn là một bóng ma cười khúc khích đáng sợ như trước nữa.
Cách mà Amazon vá lỗi này nghe thật ngớ ngẩn: giải pháp của hãng khiến đoạn hội thoại với Alexa trở nên kỳ quặc và phi tự nhiên hơn, thay vì giảm bớt điều đó đi. Nhưng có lẽ Amazon thực ra đang nhắm vào một thứ khác. Bởi Alexa lẽ ra ngay từ đầu không bao giờ nên được thiết kế để cười khi nghe một câu lệnh.
Thung lũng Silicon hiện đang bị ám ảnh với việc tạo ra những con chatbot với khả năng giao tiếp giống như con người thay vì giống như những nhãn hiệu được điều khiển bởi các AI. Vấn đề ở đây là, trong khi các chatbot này hiểu được từ ngữ chúng ta nói với độ chính xác đáng kinh ngạc, còn rất lâu nữa chúng mới hiểu được những nét tinh tế trong giao tiếp của con người. Đó chính là lý do mà các công ty như Microsoft, Amazon, Apple và Google đều đổ hàng núi tài nguyên nhằm "dạy" Cortana, Alexa, Siri và Google Home biết... chơi chữ và nói đùa. Mục tiêu của họ là gì? Khiến thứ công nghệ tọc mạch và luôn lắng nghe này có cảm giác thân thiện hơn. Như một người bạn.
Những chiếc loa thông minh này được nạp vào vô số trò hài hước để che dấu sự yếu kém của chúng. Bạn cứ thử nghĩ đi: Amazon Echo được huấn luyện để phản ứng lại câu hỏi "Alexa, can you laugh" bởi người ta nghĩ nó sẽ làm con người ngạc nhiên - những con người quá rảnh rỗi và cạn ý tưởng chẳng biết làm gì với chiếc loa biết nói của họ. Bạn có bao giờ đề nghị một con người cười, hay thay vào đó bạn sẽ cố làm cho người ta cười?
Alexa không bao giờ có thể thực sự biết khi nào nên cười, bởi chúng thiếu bản năng xã hội của con người. Alexa gắn kết với con người thông qua những từ khoá mù quáng có thể giúp nó tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu để thu được câu trả lời đúng. Alexa chỉ biết cười bởi nó nghe chữ "cười" (laugh).
Vụ việc Alexa "cười sảng" này đã cho thấy khoảng không mênh mông giữa Alexa và bất kỳ con người thực nào. Đó là lý do tại sao series phim Star Trek luôn chế nhạo việc các loài ngoài hành tinh với tư duy logic như Spock và Data không có khả năng hiểu được sự hài hước. Hài hước là một phạm trù cực kỳ phức tạp, được các nhà khoa học xem là một phần bản chất không thể thiếu trong quá trình tiến hoá của con người. Thậm chí đối với nhiều người trong số chúng ta, có nên cười không, và nên cười lúc nào là phù hợp, ngay cả đối với một người bạn thân, cũng là một thử thách chẳng hề dễ dàng.
Trong 10 hay 20 năm nữa, có thể những con chatbot sẽ thành thục những kỹ năng xã hội kia. Nhưng cho tới lúc đó, Amazon có thể tránh hoàn toàn vấn đề "cười sảng" đơn giản bằng cách xem Alexa như một cỗ máy mà con người có thể nói cùng, thay vì cứ mặc định nó là một người bạn nửa người nửa máy. Alexa nên được xưng hô là "nó" thay vì "cô ấy", bởi nó chẳng phải là người và chưa bao giờ đạt gần đến mức con người, cũng như nên hạn chế việc làm người dùng thót tim khi họ trông chờ nó cư xử như một con người thật. Nếu Alexa chưa từng được huấn luyện để cười, tốt nhất nó đừng bao giờ nên cười như một con quái vật vô hồn như vậy ngay từ ban đầu!
Thực ra mà nói, Alexa cười to như vậy nhưng chẳng phải vì bạn đâu. Alexa xuất hiện trong nhà bạn không phải để trở thành bạn bè. Nó đơn giản là một trò kinh doanh của Amazon mà thôi. Ha. Ha. Ha.
Tham khảo: FastCoDesign
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4