Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo, việc tái hiện hình ảnh của người thân đã khuất đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
- Điện thoại Android có thể vượt mặt iPhone 16 trong xử lý AI với nâng cấp quan trọng này
- Apple đạt được đột phá trong AI tạo sinh: ra mắt mô hình AI mới giúp xóa nhòa khoảng cách giữa hình ảnh và văn bản
- Ảnh của bạn được chụp ở đâu, AI có thể tìm ra ngay lập tức!
- Tencent ra mắt công cụ tạo video bằng AI
- Google DeepMind công bố SIMA, hệ thống AI có thể chơi điện tử theo mệnh lệnh của game thủ
Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để "hồi sinh" người đã khuất đang ngày càng phổ biến và đã trở thành một ngành kinh doanh mới tại Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phổ biến của dịch vụ này gần đây cũng dẫn đến nhiều tranh luận về rủi ro xã hội, pháp luật và đạo đức.
Theo Nhật báo pháp luật Trung Quốc, không khó để tìm kiếm các dịch vụ "hồi sinh" người đã khuất trên các sàn thương mại điện tử với giá dao động từ vài chục, vài trăm cho đến hàng nghìn Nhân dân tệ. Sản phẩm tương ứng cũng hết sức đa dạng, từ các hình ảnh động, video cho đến các chatbot có thể trò chuyện theo thời gian thực.
Tuy nhiên, theo trang mạng Công đoàn Trung Quốc, cần thẳng thắn nhận định cái gọi là "hồi sinh" bằng AI hiện nay không phải là một công nghệ đột phá. Nó chỉ là cách tái hiện lại hình ảnh của người đã mất thông qua trí tưởng tượng công nghệ. Có ý kiến còn cho rằng, người thân "hồi sinh" chỉ là một dạng con rối điện tử có khả năng tương tác.
Việc "hồi sinh" những người đã khuất có thể mang lại ý nghĩa tích cực về mặt cảm xúc cho người thân của họ nhưng một khi ngưỡng tiếp cận cho công nghệ này bị hạ thấp, sẽ có nguy cơ dẫn đến lạm dụng công nghệ.
Trang Rednet cảnh báo, việc sử dụng công nghệ AI để "hồi sinh" người khác mà không được phép có thể cấu thành vi phạm pháp luật. Đồng thời, nếu nhà cung cấp dịch vụ không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo mật, hình ảnh và video của người dùng có thể bị rò rỉ và sử dụng cho mục đích bất hợp pháp, chẳng hạn như tạo thông tin sai lệch hoặc thực hiện các hoạt động lừa đảo.
Theo mạng tin tức kinh tế Trung Quốc, việc lệ thuộc vào công nghệ để bù đắp cho sự hụt hẫng cảm xúc, có thể khiến con người rơi vào trạng thái thoải mái ảo tưởng và không thể đối diện với thực tế. Mặt khác, nếu công nghệ này bị lạm dụng hoặc thương mại hóa, nó có thể gây ra hàng loạt vấn đề về đạo đức và pháp lý, như xâm phạm quyền riêng tư của người đã khuất và gây nhận thức sai lầm cho công chúng về sự sống và cái chết.
Tuy nhiên, trang mạng này cũng nhận định, tiến bộ khoa học và công nghệ là không thể đảo ngược. Điều quan trọng là phải gấp rút hoàn thiện các quy định liên quan, qua đó hạn chế rủi ro, giúp công nghệ phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người.
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Những tiểu tiết bạn có thể đã bỏ qua trong trailer The Witcher 4