Trí tuệ nhân tạo đã đạt đến trình độ sáng tác ngôn ngữ mới khiến con người 'như vịt nghe sấm'
Các nhà nghiên cứu đến từ Facebook đã phát hiện ra những con robot của mình bắt đầu 'nói chuyện' với nhau bằng thứ ngôn ngữ hoàn toàn mới. Và họ cho chúng ngừng hoạt động ngay lập tức. Đó là câu chuyện của tuần qua.
Bob: "Tôi có thể có thể tôi tôi mọi thứ khác."
Alice: "Bóng chẳng là gì với tôi với tôi với tôi với tôi với tôi với tôi với tôi."
Với bạn, đoạn hội thoại này khá là vô nghĩa ngớ ngẩn phải không. Nhưng bạn nghĩ sao nếu biết đây là cuộc thảo luận của thứ mà có lẽ sẽ trở thành một phần mềm thương lượng phức tạp nhất trên hành tinh này? Phần mềm thương lượng mà có thể học, tiến hóa, và giành lấy những món giao kèo tốt nhất có thể với tốc độ và hiệu quả cao hơn - và có lẽ, với nhiều sắc thái ẩn dụ hơn nữa - khả năng tương tự của con người đáng kể? Bởi vì bạn ơi, nó là có thật đấy.
Đây là cuộc hội thoại diễn ra giữa hai 'phần tử' AI được phát triển bên trong Facebook. Đầu tiên, chúng nói với nhau bằng thứ Tiếng Anh cổ thuần túy. Nhưng sau đó các nhà nghiên cứu đã nhận ra là chúng đã mắc lỗi lập trình.
"Không có bất cứ phần thưởng nào cho việc bám lấy ngôn ngữ Anh," theo lời Dhruv Batra, nhà khoa học nghiên cứu đến từ Georgia Tech thuộc viện nghiên cứu AI Facebook (FAIR). Với việc hai phần tử này cạnh tranh để tìm ra một giao kèo có lợi nhất - một cuộc tí thí phiên bản AI đấu với AI được các nhà nghiên cứu đặt cho cái tên "Mạng lưới cạnh tranh sản sinh"- khi mà cả hai 'đấu thủ' đều không được trang bị bất cứ một động cơ phát ngôn nào giống như một người bình thường cả. Vì vậy, chúng sẽ bắt đầu bất đồng, và cuối cùng tự sắp xếp lại các từ dễ đọc thành những câu nói, tưởng chừng khá ngớ ngẩn.
"Các phần tử sẽ loại bỏ đi thứ ngôn ngữ có thể hiểu được, và thay vào đó tự sáng chế ra ngôn ngữ của riêng mình," theo lời Batra, nói về một hiện tượng không thể tiên đoán mà Facebook đã chứng kiến hết lần này đến lần khác. "Chẳng hạn như nếu tôi nói từ 'the' năm lần, bạn sẽ diễn giải nó là tôi muốn năm bản sao của từ này. Điều này không khác biệt lắm so với cách mà cộng đồng người tạo nên các bản tốc kí."
Quả thực vậy. Con người đã phát triển các dạng phương ngữ đặc trưng cho mọi thứ, từ việc bán thịt lợn trên sàn nhà ở Mercantile Exchange, Chicago vào những năm cuối thế kỉ 19, cho đến thứ ngôn ngữ được dùng để các thành viên của Seal Team Six truy tìm khủng bố - bởi vì con người nhiều khi trở nên xuất sắc hơn trong một lĩnh vực cụ thể nếu không tuân theo cac quy chuẩn ngôn ngữ thông thường.
Vậy liệu rằng chúng ta có nên để cho các phần mềm của mình bắt chước thói quen đó? Chúng ta có nên cho phép AI tự tiến hóa các thứ ngôn ngữ của riêng mình, khi chúng nói chuyện với các AI khác? Kiểu nói xấu sau lựng ông chủ của chúng, là chính chúng ta? Có thể: nó cung cấp cho chúng ta khả năng về một thế giới tương kết hơn, nơi chiếc iPhone, chiếc tủ lạnh và chiếc xe của bạn trở thành bộ ba thân thiết có thể giao tiếp với nhau mà không cần nghĩ tới một giây
Cái giá phải trả là chúng ta, con người, không có bất cứ ý niệm nào về những gì mà những chiếc máy này thực sự trao đổi với nhau.
CHÚNG TA DẠY NHỮNG CON ROBOT NÓI, NHƯNG SẼ KHÔNG BAO GIỜ CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC NGÔN NGỮ CỦA CHÚNG
Facebook cuối cùng đã yêu cầu các con robot điều đình của nó nói lại Tiếng Anh cổ. "Mối quan tâm của chúng tôi là việc các con robot có thể giao tiếp được với người," theo lời Mike Lewis, nhà nghiên cứu của FAIR. Facebook không hề cô đơn ở khía cạnh này. Khi các phóng viên hỏi Microsoft về một loại ngôn ngữ máy-máy, thì người phát ngôn viên đã nhấn mạnh rằng Microsoft chỉ hứng thú với khía cạnh người-máy mà thôi. Trong khi đó Google, Amazon và Apple đang tập trung năng lượng một cách đáng kinh ngạc vào việc phát triển các nhân cách hội thoại dành cho con người tiêu thụ. Chúng có thể là làn sóng mới của giao diện người dùng, giống như chuột và bàn phím ở kỉ nguyên Trí Tuệ Nhân Tạo vậy.
Vấn đề khác nữa là, như Facebook thừa nhận, sẽ không có cách nào để có thể thực sự hiểu bất cứu một ngôn ngữ máy tính phân kì nào. "Điều quan trọng cần phải nhớ rằng, không tồn tại người nói song ngữ tiếng người và tiếng AI." Batra nói. Chúng ta hiện đã bó tay trong việc hiểu độ phức tạp của AI rồi bởi chúng ta không thể nào nhìn được bên trong quá trình tư duy của chúng. Thêm một kênh giao tiếp AI-đến-AI có lẽ sẽ chỉ đổ thêm dầu vào lửa mà thôi.
Cùng lúc đó, mọi thứ có vẻ hơi thiển cận phải không ? Nếu chúng ta có thể xây được một phần mềm có khả năng nói chuyện được với các phần mềm khác, thì tội gì mà không làm nhỉ? Chắc phải có chút ích lợi gì chứ?
Bởi, một lần nữa, chúng ta hoàn toàn có thể tạo nên các loại máy có thể tự phát triển ngôn ngữ của riêng mình. Facebook có ba báo cáo đã được công bố để chứng minh điều đó. "Điều đó hoàn toàn là có thể, rằng [ngôn ngữ] có thể bị 'nén' lại, không phải chỉ để tiết kiệm chỗ, mà còn là để hình thành nên một cách biểu hiện các ý nghĩ phức tạp," theo lời Batra. Máy có thể bất tuân bất cứ một mệnh lệnh nền tảng nào mà chúng được giao bởi con người.
Nó có thể bắt đầu với vốn từ vựng của con người, như những con robot của Facebook. Hoặc nó cũng có thể bắt đầu với các con số, hay các mã nhị phân. Nhưng khi máy đã bắt đầu có thể phát triển các ý nghĩa riêng, thì các biểu tượng sẽ trở thành "token" - chúng sẽ thấm đẫm các ý nghĩa phong phú. Như Dauphin đã chỉ ra, máy móc sẽ không 'nghĩ ngợi' giống như bạn và tôi, nhưng các token sẽ cho phép chúng trao đổi các ý nghĩa cực kì phức tạp thông qua các biểu tượng đơn giản nhất. Cách để chúng ta hình dung dễ nhất là thông qua số học: Nếu A B=C, thì "A" có thể được tóm gọn bởi bất cứ thứ gì. Nhưng với máy tính, cái nghĩa mà "A" muốn nói có thể lớn hơn rất nhiều so với ý nghĩa mà A muốn nói cho một con người, bởi máy tính không có một giới hạn xác định cho năng lượng xử lý của mình.
"Một token cụ thể hoàn toàn có khả năng ẩn giấu một ý nghĩa vô cùng vô cùng phức tạp," Batra nói. "Lý do tại sao con người chúng ta nảy ra ý tưởng phân ly, phá vỡ các khái niệm phức tạp thành các khái niệm nhỏ hơn, là bởi chúng ta nhận thức được giới hạn trong não bộ của mình." Các máy tính không cần phải đơn giản hóa khái niệm. Chúng có nguồn mã lực vô tận để xử lý bất cứ thứ gì chúng muốn.
THẾ NHƯNG TẠI SAO CHÚNG TA NÊN ĐỂ CHO ĐÁM ROBOT BUÔN CHUYỆN ?
Vậy làm thế nào để các công nghệ này có thể thực sự làm cho thế giới có lợi, ngoài những thảo luận mang tính giả thiết ở trên? Liệu các máy chủ của chúng ta có thể hoạt động hiệu quả hơn với các con robot nói chuyện với nhau dưới dạng tốc ký? Liệu các tiến trình xử lý diễn ra ở trong khoảng micro giây thôi, như trao đổi thuật toán, có tăng lên một cách đáng kể? Các chuyên gia đến từ các gã khổng lồ công nghệ vẫn chưa hoàn toàn khẳng định được những câu hỏi hóc búa này.
Tuy vậy, cũng rất nghịch lý là, chúng ta có thể sẽ đạt được thành quả lớn nếu phần mềm thực sự hiểu mục đích của chúng ta hơn. Trong khi hai máy tính nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ của chúng nghe có vẻ tối tăm mờ mịt, một thuật toán dẫn đến việc học các ngôn ngữ mới có thể sẽ nghiền ngẫm các dữ liệu kì lạ mà chúng ta cung cấp cho chúng một cách hiệu quả. Ví dụ, một nhà nghiên cứu gần đây đã thử nghiệm việc dạy một mạng lưới thần kinh việc kiến tạo nên các màu mới và đặt tên cho chúng. Nó cực kì tệ hại trong nhiệm vụ này, tạo ra các cái tên như Sudden Pine hay Clear Paste (cái tên clear paste này nhân tiện được đặt cho tên của màu xanh nhạt). Nhưng sau đó họ đã làm một thay đổi đơn giản với các dữ liệu mà họ đưa vào máy để huấn luyện nó. Họ biến tất cả thành chữ thường - bởi vì chữ thường và chữ hoa sẽ làm cho máy bối rối! Ngay lập tức, Trí tuệ nhân tạo kiến tạo màu sắc đã làm việc cực kì ngon lành.
Tại sao những thay đổi nhỏ trong dữ liệu đầu vào lại tạo ra những thay đổi lớn như vậy ? Về căn bản, nhà nghiên cứu khi làm như vậy tức là đã trở nên tiến bộ trong việc nói ngôn ngữ của máy. Như một nhà lập trình đã nói, "Biến dữ liệu thành một dạng thức có nghĩa cho học máy là cả một nhiệm vụ khó khăn , mang tính nghệ thuật hơn là khoa học ở thời điểm hiện tại. Tiếng Anh là một ngôn ngữ khá phức tạp và không hề thân thiện với học máy một chút nào."
Nói cách khác, máy sẽ được phép nói và việc tạo sinh ra ngôn ngữ máy mới trớ trêu thay lại bằng cách nào đó có thể cho phép chúng ta giao tiếp (và thậm chí điều khiển) máy hiệu quả hơn, bởi vị chúng sẽ hiểu tốt hơn những từ vựng mà chúng ta nói.
Như một kĩ sư cấp cao trong một công ty AI lớn đã nói: Không, công ty của anh ấy vẫn chưa thực sự năng động trong lĩnh vực AI tự sản sinh ra ngôn ngũ mới. Nhưng nếu điều đó xảy ra, lợi ích lớn nhất mà anh có thể nghĩ đến là nó có thể giúp phần mềm, ứng dụng và các dịch vụ khác học cách nói với nhau mà không cần đến sự can thiệp của con người.
Và bởi kỉ nguyên kết nối của chúng ta là một nỗi thất vọng lớn, khi internet vạn vật là một trò đùa không hơn không kém, khi chuyển một tài liệu từ máy Android của bạn sang màn hình LG TV cũng chẳng dễ dàng gì hơn so vưới 10 năm trước, có lẽ ý tưởng về việc cho các AI tự nói chuyện với nhau có khi lại là điều hay. Bởi mấy gã khổng lồ công nghệ của chúng ta dường như chẳng quyết đoán được điều gì. Nhưng những con robot thì sao? Chúng sinh ra để làm cho xong nhiệm vụ của mình mà.
Tham khảo: Fastcodesign
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Sự thật từ nghiên cứu khoa học: Chơi trò chơi điện tử có ảnh hưởng bất ngờ đến chỉ số IQ của trẻ em!
Trò chơi điện tử từ lâu đã là chủ đề gây tranh cãi khi nhắc đến ảnh hưởng của chúng đối với trẻ em. Trong khi nhiều ý kiến chỉ trích việc chơi game có thể gây hại cho sự phát triển trí não, thì một nghiên cứu khoa học đã mang đến cái nhìn khác biệt, cho thấy mối liên hệ tích cực giữa việc chơi game và sự gia tăng trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Trải nghiệm game trên Mac mini M4 Pro: Cậu bé tí hon bước ra biển lớn gaming