Triết lý trừu tượng của Apple được huấn luyện cho các nhân viên mới thông qua khóa học How Apple Does Thing, và hội họa Picasso là một phần bắt buộc.
Bức vẽ đầu tiên cho thấy một con bò theo trường phái tả thực với móng, sừng và các cơ bắp. Trong khi đó, bức vẽ cuối cùng chỉ là vài đường nét, nhưng người dùng vẫn dễ dàng nhận ra đó là một con bò.
Chuỗi tranh Bò nổi tiếng của Picasso. Ảnh: Sorarium.
Đó chính là trường phái Apple đang theo đuổi.
“Bạn phải lặp đi lặp lại một việc gì đó nhiều lần cho đến khi thông điệp của bạn cô đọng nhất, đó là điều làm nên thương hiệu Apple, chứa đựng trong tất cả mọi thứ chúng tôi làm”, một nhân viên nói với New York Times sau khóa học vẽ Picasso.
Quá trình này được mô tả bằng từ: trừu tượng. Tính trừu tượng được thể hiện rõ rệt nếu người dùng quan sát quá trình 25 năm Apple tạo ra con chuột máy tính đầy đủ chức năng nhưng đơn giản nhất có thể.
25 năm phát triển của Apple Magic Mouse. Ảnh: Raneko.
Vấn đề với sự trừu tượng là nó cực kỳ khó khăn, yêu cầu người thực hiện phải nắm được toàn bộ những nguyên lý cơ bản nhất của việc họ đang làm. Các lý thuyết khoa học làm nên tên tuổi Albert Einstein hay Stephen Hawking chính là ví dụ cho sự trừu tượng đỉnh cao.
Trừu tượng cũng là một công cụ tư duy tốt, hai tác giả Robert S. Root-Bernstein và Michele M.Root-Bernstein viết trong sách Sparks of Genius:
"Trừu tượng hóa, thông qua sự đơn giản, tìm ra những kết nối tương đồng, một ma trận của quan điểm và bản chất...
Picasso khởi đầu chuỗi tranh về Bò nổi tiếng bằng một hình ảnh thực tế của con bò, sau đó ông tìm đến những hình khối định nghĩa nên con bò. Thậm chí đến lúc đó, ông nhận ra rằng thứ định nghĩa những hình khối đó là các cạnh, vì thế ông lại đơn giản hóa chúng thành các đường nét, cuối cùng ông có một tập hợp những đường nét thuần túy nhưng vẫn thể hiện được mấu chốt của “con bò””.
Picasso cũng từng phát biểu tương tự: “Để đạt được sự trừu tượng, luôn cần bắt đầu từ thực tế chủ chốt… Bạn phải luôn bắt đầu từ điều gì đó. Tiếp theo bạn có thể bỏ đi mọi dấu vết của thực tế. Không có gì nguy hiểm ở đó cả, bởi ý tưởng về một vật thể luôn còn tồn tại một dấu vết không thể xóa bỏ".
Đó cũng là động lực đơn giản hóa của Apple. Chiến lược đơn giản hóa của họ là điều khiến người dụng bị thu hút vào công nghệ.
Sau khi Steve Jobs qua đời, tác giả công nghệ của tờ Guardian là Jonathan Jones viết rằng “tính cao cấp trang nhã” của iPad đã “lệch khỏi truyền thống thiết kế của Apple, vốn nhiều lần định hình lại văn hóa hiện đại” và “(lệch khỏi) thẩm mỹ nguyên sơ của Apple, vốn đã thay đổi cách chúng ta sống trong thế giới hiện đại”.
Chính tính thẩm mỹ đã tạo nên “cách mạng hóa” của Apple, the Jones, và nó bắt nguồn từ tư duy trừu tượng tìm về sự đơn giản.
Bản thân Jobs cũng từng nói “Đó là một trong những câu thần chú của tôi - tập trung và đơn giản. Sự đơn giản lại phức tạp hơn cả sự phức tạp. Bạn phải làm việc vất vả và suy nghĩ kỹ càng để tạo ra một thứ đơn giản. Nhưng thật xứng đáng vì khi đã đạt đến được sự đơn giản, bạn sẽ đủ sức để dời non lấp biển”.
Theo Zing
NỔI BẬT TRANG CHỦ
iPhone 14 Pro Max phát nổ khiến người dùng bị thương
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Tại sao nhân loại lại cần đến máy tính lượng tử, chúng được dùng để làm gì?