Trong khi các nước giàu còn đắn đo, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới đã chuẩn bị áp thuế khí thải carbon
Bangladesh đã chứng minh rằng, dù có muốn yêu cầu các nước phát triển phải chịu trách nhiệm đến mức nào thì chính bản thân họ cũng phải đóng góp một phần trong nỗ lực dài hạn đó.
Trong khi các nước phát triển còn đang đắn đo liệu có nên rút khỏi Hiệp định Paris về việc hạn chế khí thải toàn cầu thì Bangladesh, một trong những nước nghèo nhất thế giới lại đang lên kế hoạch thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cắt giảm khí thải. Theo các nguồn tin từ Bộ tài chính nước này, Bangladesh sắp áp thuế với nhiên liệu phát thải carbon. Thông báo này sẽ được chính thức đưa ra trong năm nay.
Các nhà kinh tế học cho rằng, nếu được thực hiện đúng, thuế carbon sẽ là một trong những lộ trình hiệu quả nhất để giảm phát thải mà không làm phương hại đến toàn bộ nền kinh tế. Chính sách thuế này sẽ được đánh lên các ngành công nghiệp sản xuất sử dùng nhiều nhiên liệu phát thải carbon. Cũng giống như các loại thuế khác, nguồn tiền thu được sẽ được dùng cho các sáng kiến vì môi trường. Ngay cả các tập đoàn nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới cũng ủng hộ việc áp thuế này.
Thế nhưng đối với các nước nghèo, thuế carbon không phải một chính sách dễ thực hiện. Thuế đánh vào các ngành sản xuất cơ bản sẽ khiến cho chi phí các mặt hàng như thực phẩm, quần áo,… càng trở nên đắt đỏ hơn với các cư dân. Thuế carbon cũng có thể phản tác dụng khi đẩy cao mức giá các mặt hàng xuất khẩu, khiến chúng khó cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.
Thế giới chắc chắn sẽ vô cùng hồi hộp chứng kiến lộ trình Bangladesh sẽ đi qua. Tuy nhiên, là một trong những nước hứng chịu hậu quả nặng nề nhất của tình trạng nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu, Bangladesh có lý do rõ ràng để theo đuổi chính sách này.
Ý tưởng về việc đánh thuế carbon thực chất đã có từ khi các đợt vận động vì môi trường xuất hiện, thế nhưng chỉ khoảng 15 nước trên thế giới thực sự áp dụng nó. Những nước ký kết Hiệp định Paris về môi trường được quyền lựa chọn những chính sách quốc gia họ cảm thấy phù hợp với mục tiêu riêng của mình.
Một trong những yếu tố khiến nhiều nước trở nên giàu có như hiện nay chính là vì họ sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch hơn các nước khác. Chẳng hạn như Hoa Kỳ, thải ra khoảng 11 tấn carbon dioxide trên đầu người, trong khi tại Bangladesh, con số này chỉ là 0,4 tấn. Các nước nghèo chưa khi nào bỏ qua hiện thực này và vẫn đang kêu gọi các nước giàu cắt giảm phát thải.
Tại các cuộc bàn thảo quốc tế về biến đổi khí hậu, các nước giàu thường "bao biện" bằng việc trả thêm chi phí cho việc phát thải, còn các nước nghèo thì vẫn ung dung phát triển và sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Bangladesh đã chứng minh rằng, dù có muốn yêu cầu các nước phát triển phải chịu trách nhiệm đến mức nào thì chính bản thân họ cũng phải đóng góp một phần trong nỗ lực dài hạn đó.
Tham khảo Quartz
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"