Trong khi Tesla vật lộn với việc sản xuất xe điện vì thiếu nguyên liệu, Volkswagen đã đảm bảo nguồn cung trị giá 25 tỷ USD
Volkswagen đã đảm bảo được một nguồn cung cấp pin trị giá 25 tỷ USD để đẩy mạnh kinh doanh xe điện trong những năm tới. Động thái này sẽ gây một áp lực ghê gớm lên Tesla, nhất là khi Tesla đang phải vận lộn với những vấn đề trong việc sản xuất mẫu xe Tesla Model 3.
Volkswagen, nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, sẽ trang bị cho 16 nhà máy để sản xuất xe điện từ giờ cho đến cuối năm 2022, thay vì sản xuất xe điện tại 3 nhà máy như những kế hoạch trước đây. Nhà sản xuất đến từ Đức dự kiến sẽ lắp ráp khoảng 3 triệu chiếc xe mỗi năm từ giờ cho đến năm 2025. Họ cũng kí kết được những thoả thuận với các nhà cung cấp pin như Samsung SDI, LG Chem và Contemporary Amperex Technology.
Với những thoả thuận đảm bảo nguồn pin cho hai thị trường lớn nhất của mình, một hợp đồng cho Bắc Mỹ sẽ sớm được kí kết. Nhìn chung, Volkswagen cho biết họ có kế hoạch bỏ ra 50 tỷ euro tiền mua pin để đẩy mạnh phát triển mảng xe điện, với 3 mẫu xe trong năm 2018 và nhiều mẫu mới nữa trong tương lai. Giám đốc điều hành Matthias Mueller của Volkswagen cho biết trong năm tới, cứ mỗi tháng 1 lần, nhóm 12 thương hiệu sẽ tung ra một mẫu xe điện mới.
Mẫu xe điện Model 3 của Tesla
Thảm hoạ Diesel
Volkswagen đã phải chịu áp lực nặng nề, buộc họ phải sửa chữa lại đội hình của mình. Sau vụ gian sự cố với các mẫu xe chạy bằng dầu diesel vào tháng 9 năm 2015, hãng đã phải chịu nhiều chỉ trích với công nghệ này, và có khả năng nó sẽ bị bị cấm trong các khu đô thị. Mặc dù các mẫu xe này sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn, chúng lại thải ra khí Nitrow Oxit, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người lân cận.
Volkswagen đã khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục ủng hộ công nghệ dầu diesel, và Mueller thậm chí còn gọi nó là "một phần của giải pháp," mặc dù các công ty như Toyota đã phải ngừng sản xuất xe ô tô chạy bằng dầu diesel tại châu Âu, thị trường chính cho các loại xe này.
Ngay cả với những thoả thuận mua pin đã kí kết, các vấn đề với nguồn cung cấp năng lượng của Volkswagen vẫn chưa kết thúc. Công ty đã phải vật lộn để đảm bảo nguồn cung cấp cô-ban, một thành phần quan trọng trong việc sản xuất pin hiện đại. Hãng cho biết họ đang tìm cách để giảm thiểu số cô-ban sẽ dùng cho xe điện. Điều này cho thấy những lo ngại của hãng vẫn còn tiếp diễn, kể cả sau khi đã thiết lập được những nguồn cung cấp cho loạt xe điện đầu của mình.
Giám đốc tài chính Frank Witter của Volkswagen cho biết, họ có đủ cô-ban để sản xuất những chiếc xe đó, song việc tiếp cận được với nguồn kim loại này vẫn còn là một vấn đề dài hạn trong toàn ngành.
Số tiền mà hai hãng bỏ ra để mua pin cho xe điện
Hãng cũng cho biết họ không có kế hoạch tự mình sản xuất pin. Mueller cho biết: "Đó không phải là một trong những khả năng cốt lõi của chúng tôi. Các công ty khác có thể làm điều đó tốt hơn chúng tôi."
Đầu tư vào phát triển
Ngay cả với những kế hoạch đẩy mạnh sản xuất xe điện và tránh các hình phát từ các nhà quản lý môi trường, Volkswagen vẫn có dự định sẽ hạn chế chi tiêu. Chi tiêu vào phát triển đã giảm 3,9% xuống còn 13,1 tỷ euro vào năm 2017, tương đương với 6,7% doanh thu. Công ty nhấn mạnh rằng mục tiêu của họ là giảm số tỉ lệ này xuống còn dưới 6% vào năm 2020.
Matthias Mueller
Quản lý chuyển đổi công nghệ sẽ đòi hỏi đội hình hiện tại của Volkswagen phải tập trung cao độ để duy trì lợi nhuận. Hãng đã dự đoán sẽ có hệ số nhuận hoạt động trong năm là vào khoảng từ 6,5 đến 7,5% doanh thu, so với tỉy lệ 7,4% doanh thu trong năm 2017.
Mueller phát biểu: "Đương nhiên là chúng tôi muốn tiếp tục có được những thành công trong hoạt động kinh doanh trong năm 2018. Chúng tôi phải tạo ra được doanh thu cần có cho các khoản đầu tư khổng lồ của chúng tôi trong tương lai."
Tham khảo Bloomberg
NỔI BẬT TRANG CHỦ
Vì sao các nữ phi hành gia phải uống thuốc tránh thai trước khi bước vào cuộc hành trình xa xôi trong không gian?
Việc các nữ phi hành gia sử dụng thuốc tránh thai trước khi thực hiện các nhiệm vụ không gian là một biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn và hiệu suất làm việc của họ. Mặc dù có một số hạn chế, nhưng đây vẫn là một giải pháp được nhiều người lựa chọn trong điều kiện hiện tại.
Bị Mỹ cấm vận đủ đường, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn hết lời khen ngợi: "Mỹ đã thiết lập một chuẩn mực trên toàn thế giới"